Bill of lading là gì? Vai trò, chức năng của Bill of lading

Bill of lading

Thuật ngữ bill of lading là gì không phải ai cũng hiểu rõ. Đây là ngôn ngữ chỉ chứng tử liên quan đến việc vận tải trên đường biển. Chứng từ này được cấp phát bởi người chuyên chở hoặc đại diện của họ. Hôm nay hãy cùng ISO Logistics tìm hiểu nhé!

Vận đơn đường biển bill of lading là gì?

Thuật ngữ bill of lading là gì không phải ai cũng hiểu rõ. Đây là ngôn ngữ chỉ chứng tử liên quan đến việc vận tải trên đường biển. Chứng từ này được cấp phát bởi người chuyên chở hoặc đại diện của họ.

Thông thường, loại vận đơn này được phát hành theo bộ với 6 bản giống nhau. Bộ chứng từ này gồm 3 bản gốc và 3 bản copy. Quá trình sử dụng giao hàng, bộ vận đơn đường biển sẽ sử dụng 1 hoặc 2 bản gốc.Bill of lading

Chức năng của Vận đơn Bill of Lading ( B/L )

Vận đơn dùng để chuyển cho người gửi hàng sử dụng khi hàng hóa đã được xếp và chuyên chở lên tàu. Vì vậy chức năng của vận đơn đường biển như sau:

  • Dùng làm biên nhận hàng hóa
  • Một trong những chứng từ đi kèm của hợp đồng vận tải, chứng minh việc thực hiện hợp đồng
  • Chứng từ thể hiện quyền sở hữu lô hàng của ai.

Phân loại và tác dụng của vận đơn Bill Of Lading

Nhiều người chưa biết hết các loại bill of lading là gì? Bằng việc phân loại khác nhau sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ và sử dụng hiệu quả hơn:

Căn cứ theo tính chất sở hữu

Theo hình thức này sẽ bao gồm 2 loại là vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh. Trong các loại vận đơn này lại được phân chia làm các loại nhỏ khác như sau:

  • Vận đơn đích danh: giúp cung cấp thông tin liên quan đến hãng tàu chỉ giao hàng. Thông tin người nhận được thể hiện chi tiết trên vận đơn.
  • Vận đơn theo lệnh: bao gồm vận đơn giao hàng cho người cụ thể, hoặc vận đơn theo lệnh của ngân hàng, hoặc vận đơn theo lệnh của người gửi hàng. Ngoài ra còn có một loại vận đơn vô danh không ghi thông tin người nhận hàng, nên ai cầm vận đơn sẽ là người sở hữu của lô hàng.

Căn cứ theo phê chú

Được phân chia làm 2 loại vận đơn sạch và vận đơn không sạch. Cụ thể là:

  • Vận đơn sạch: Tên chuyên ngành là Clean Bill . Loại vận đơn này dùng để mô tả các loại hàng hóa ở phía ngoài khi đi biển, có chất lượng tốt.
  • Vận đơn không sạch: Tên gọi là Unclean Bill, giúp thể hiện thông tin về hàng hóa bên ngoài không phù hợp với hình thức đi biển hoặc chất lượng không được đảm bảo.

Bill of lading

Căn cứ theo pháp lý

  • Vận đơn Original: được gọi đơn giản là vận đơn gốc có ký xác nhận bằng tay và đôi khi có cả con dấu.
  • Vận đơn Copy B/L: Được gọi là bản phụ của vận đơn gốc. Với nội dung tương tự nhưng không có chữ ký tay trên đó.

Căn cứ theo hành trình, cách thức vận chuyển

Loại vận đơn này sẽ căn cứ vào cách thức vận chuyển như nào để phân biệt. Trong đó:

  • Direct B/L: Được gọi là vận đơn thẳng tức là hàng hóa sẽ được chuyển từ cảng bốc đến cảng dỡ mà không cần phải sử dụng quá trình chuyển tải.
  • Through B/L: Là vận đơn chở suốt thể hiện hàng hóa sẽ phải chuyển qua một tàu trung gian khác mới đến được địa chỉ cần bốc dỡ.
  • Multimodal B/L: Cách thức vận đơn đa phương thức. Trong đó, hàng hóa sẽ được thực hiện chuyển qua nhiều phương tiện khác nhau như đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt….

Căn cứ theo nhà phát hành

  • Đơn vị vận chủ phát hành: Đây là vận đơn Master B/L do hãng tàu nhận vận chuyển phát hành ra.
  • Vận đơn nhà: là vận đơn House B/L do bên Forwarder cấp cho đơn vị vận chuyển.

Nội dung của Bill Of Lading

Nhiều người thắc mắc nội dung trên vận đơn đường biển là gì? Cụ thể gồm các thông tin sau đây:

  • Số vận đơn: Được quy định bởi người phát hành, giúp tra cứu B/L lô hàng và khai báo hải quan. Cùng với đó là các thông tin liên quan đến hãng tàu, logo của hãng.
  • Thông tin người gửi hàng: Nội dung ghi rõ tên, địa chỉ người xuất hàng và người giao nhận.
  • Thông tin người nhận hàng: Có rất nhiều cách thể hiện khác nhau, căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu.
  • Bên được thông báo: Ghi tương tự như mục người nhận  hàng
  • Tên tàu: Mỗi loại tàu chở hàng trên biển sẽ có tên riêng, mã hiệu của mỗi chuyến đi và được thể hiện trên chứng từ này.
  • Cảng xếp  và dỡ hàng: Tên và địa chỉ ở nơi bốc hàng lên và hạ hàng khỏi tàu cũng được ghi nhận.
  • Thông tin hàng hóa: Được thể hiện thông qua mã HS và tên chung cung của lô hàng.
  • Số kiện hàng, cahcs đóng gói: Thông tin ghi rõ về số lượng kiện hàng, số thùng hàng, số lượng container.
  • Số container, số chỉ: Ghi các con số gọi là mã container và các chỉ số niêm phong để hỗ trợ cho việc xác nhận giao hàng, bốc dỡ hàng.
  • Thông tin về khối lượng, thể tích: Mỗi lô hàng sẽ có khối lượng và thể tích bì khác nhau cũng được thể hiện nhằm phục vụ cho công tác giao nhận, bốc dỡ hàng.
  • Thông tin cước phí: Các loại phí sẽ được thể hiện rõ số tiền, số phí một cách chung chung về hình thức đã trả hoặc phải thu. Đôi khi còn có các thông tin liên quan đến việc thanh toán tại đâu.
  • Ngày tháng: THể hiện ngày hàng được bốc lên tàu, chính thức giao cho đơn vị vận chuyển. Ngoài ra còn có thông tin về thời gian cung cấp  vận đơn, địa chỉ cấp.
  • Số vận đơn gốc: Thể hiện thông tin được phát hành bao nhiêu bản gốc và hông thường là 3 bản
  • Phần chữ ký: Chữ ký của người vận tải, đại lý được ủy quyền phát hành.

Bill of lading

Nhưng lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển

Việc sử dụng vận đơn đường biển cần lưu ý một số điểm nhất định giúp đảm bảo an toàn, thuận tiện trong quá trình giao nhận hàng. Vậy những lưu ý bill of lading là gì?:

Tính pháp lý của vận đơn

Do vận đơn dùng chủ yếu trong công tác vận chuyển hàng hóa từ người giao đến người nhận nên cần đảm bảo tính pháp lý chắc chắn. Các hiện tượng như mất mát, hư hỏng sẽ được giải quyết dựa trên các thông tin ghi trên vận đơn. Theo đó, cần lưu ý vận đơn phải có tính pháp lý đúng đắn, chính xác làm căn cứ cho các bên.

Kiểm tra thông tin của vận đơn

Trên vận đơn cần kiểm tra các thông tin ghi trên đó để hạn chế xảy ra thời gian tranh chấp, kiện tụng. Các thông tin được chú ý nhiều nhất liên quan đến chủng loại hàng hóa, số lượng hàng hóa, ngày tháng giao dịch, ký xác nhận hàng….

Đây là các thông tin quan trọng vừa giúp người giao hàng và người vận chuyển, người nhận hàng có căn cứ để xác định hàng hóa nhận như nào. Đồng thời thực hiện thanh toán, công nợ ra sao…

Trên đây là những thông tin cần biết về Bill of lading. Với những phân tích về bill of lading này, ISO Logistics hy vọng các chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra lựa chọn hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Gửi hàng đi Canada | Bảng giá cước vận chuyển siêu rẻ 2024

Gửi hàng đi Canada là dịch vụ chuyển phát quốc tế đang được ISO Logistics...

Dịch vụ gửi hàng đi Hàn Quốc | Bảng giá vận chuyển giá rẻ

Gửi hàng đi Hàn Quốc là một trong những dịch vụ chuyển phát quốc tế...

Bảng giá gửi hàng đi Mỹ tại TpHCM | Dịch vụ vận chuyển giá rẻ

Gửi hàng đi Mỹ là một trong những dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế...

Gửi hàng đi Trung Quốc | Dịch vụ vận chuyển hàng giá rẻ 2024

Gửi hàng đi Trung Quốc đang là dịch vụ vận chuyển quốc tế mà rất...

Dịch vụ gửi hàng đi Mỹ tại Cà Mau | Vận chuyển an toàn – giá rẻ

Gửi hàng đi Mỹ tại Cà Mau là giải pháp mà ISO Logistics đang triển...

Gửi hàng đi Mỹ tại Sóc Trăng | Vận chuyển an toàn – Giá cực rẻ

Gửi hàng đi Mỹ tại Sóc Trăng hiện là một dịch vụ vận chuyển an...