CFS là gì? Tại sao lĩnh vực xuất nhập khẩu cần chứng nhận CFS

Giấy lưu hành tự do CFS

Hãy cùng ISO Logistics tìm hiểu tất cả những gì về CFS để hiểu và biết được CFS, mong thông tin dưới đây giúp doanh nghiệp bạn có thông tin đầy đủ về CFS

CFS là gì?

Thông thường CFS được biết đến với các tầng nghĩa liên quan đến địa điểm, giấy tờ và chi phí, được áp dụng khi xuất nhập khẩu hàng hóa

Cụ thể như Kho CFS, chi phí CFS và giấy lưu hành tương tự do CFS.

Kho CFS là gì?

Khái niệm kho CFS trong tiếng Anh là viết tắt của cụm từ Container Freight Station. Tại Việt Nam, CFS được hiểu một cách đơn giản là điểm giao hàng lẻ. Hiểu một cách thông dụng, kho CFS là một hệ thống kho, bãi được sử dụng để thu gom, chia tách hàng lẻ, hay còn gọi là hàng LCL (Less than container load).

Tại kho này dùng chứa hàng lẻ sẽ có bộ phận công vụ hỗ trợ tập kết hàng, bảo quản sẽ thu phí vận hành gọi là phí CFS.

Bạn sẽ thắc mắc, vì sao hàng lẻ cần đưa vào kho CFS để xử lý.

Do là hàng lẻ, mỗi chủ hàng có 1 lượng hàng nhỏ, không đủ để đóng vào 1 container đầy nên hàng phải đưa vào CFS để khai thác hàng và đóng các mặt hàng khác nhau của các chủ hàng khác nhau vào container. Công việc trong kho CFS sẽ giúp chia tách hoặc gom hàng của nhiều chủ hàng trong cùng một container.

Vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, vừa là biện pháp để vận chuyển hàng được hiệu quả hơn.

Kho CFS là gì

Vai trò của kho CFS

Trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, giao thông vận tải và đối với hàng lẻ do doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này để cung cấp hàng lẻ. Đặc biệt không thuê nguyên container để vận chuyển hàng hóa gọi là hàng LCL.

Do đó, cơ quan hải quan không thể thực hiện ngay quá trình vận chuyển mà sẽ cho nhập khẩu các loại hàng hóa này về kho. Khi đó kho này được gọi là kho CFS, rồi đợi hàng lẻ khác từ khách hàng chuyển đến cho đến khi đầy 1 container.

Bước tiếp theo là nhập số hàng lẻ đó từ kho CFS vào container và xuất khẩu. CFS rất quan trọng trong việc dồn các lô hàng lẻ cho đến khi xuất khẩu. Kho CFS nằm trong khu vực cảng biển và chịu sự quản lý của cơ quan hải quan.

Mọi thủ tục khai báo đều được thực hiện và hoàn thành trước khi hàng được xếp lên container. Trong quá trình triển khai tại kho CFS, các hoạt động sau được thực hiện:

  • Sắp xếp, đóng gói các loại hàng chờ xuất, hàng lẻ LCL từ các chủ hàng.
  • Tách, gộp hàng lẻ của các chủ hàng để đóng chung container, bao gồm hàng quá cảnh và một số mặt hàng trung chuyển để xuất khẩu.
  • Ghép container hàng, hàng chuẩn bị xuất khẩu sang nước thứ 3 với các lô hàng xuất khẩu khác.
  • Kiểm tra các mặt hàng đã xuất.
  • Thay đổi quyền sở hữu vật phẩm trong CFS.

Kho CFS lưu hàng hóa gì?

Tương tự như kho ngoại quan, hàng hóa lưu trữ trong kho CFS cũng khá đa dạng chủng loại. Về mặt quy định, CFS cũng không được phép lưu trữ các mặt hàng nhái, hàng giả, hàng cấm, hàng có tính chất nguy hại, phải đáp ứng đúng pháp luật Việt Nam.

Khoản 3 Điều 61 quy định, những mặt hàng lưu trữ trong kho CFS thường sẽ rơi vào các trường hợp như:

Hàng nhập khẩu chưa được làm thủ tục hải quan.

Hàng xuất khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký xong tờ khai hải quan, được đưa vào kho CFS để tiến hành kiểm tra thực tế.

Các hoạt động trong kho CFS

Trong kho CFS được thực hiện các hoạt động như sau:

  • Đóng gói, sắp xếp, hoặc đóng gói lại và sắp xếp lại các hàng hóa chờ xuất khẩu
  • Chia tách, đóng ghép hàng vào container đối với hàng quá cảnh hoặc hàng trung chuyển. Các hàng này sẽ được chia tách, đóng ghép với nhau hoặc ghép chung với hàng Việt Nam để xuất khẩu đi
  • Chia tách các hàng nhập khẩu để chờ làm thủ tục nhập khẩu hàng vào thị trường Việt Nam.
  • Đóng ghép container các mặt hàng xuất khẩu để chuẩn bị xuất khẩu sang nước thứ ba với các lô hàng xuất khẩu khác để xuất sang nước thứ ba.
  • Thay đổi quyền sở hữu hàng hóa trong kho

Thời hạn lưu trữ hàng trong kho CFS

Theo quy định, thời hạn tối đa để lưu trữ và xử lý hàng trong điểm thu gom hàng lẻ là 90 ngày tính từ lúc đưa vào. Tuy nhiên, nếu có lý do chính đáng và được chấp thuận từ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đang quản lý kho CFS thì sẽ được gia hạn 1 lần nhưng không quá 90 ngày.

Trường hợp quá thời hạn lưu trữ hàng trong kho CFS nêu trên mà không có người nhận hoặc chịu trách nhiệm xử lý, thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành thông báo công khai. Trong 60 ngày kể từ lúc phát đi thông báo, chủ hàng đến nhận vẫn có thể tiến hành thủ tục hải quan nhưng sẽ bị xử phạt theo quy định. Hoặc hàng sẽ bị thanh lý theo khoản 6 điều 58 Luật Hải quan.

Phí CFS là gì?

CFS là phí gì? Đây cũng là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Loại phí này được định nghĩ là loại phí được thu khi hàng ở trong kho để chờ xếp lên container hoặc tháo dỡ từ container xuống.

Theo chi phí CFS là một loại phí được thực hiện trong xuất nhập khẩu khi hàng hoá ra vào kho. Sau khi kho CFS thực hiện các nghiệp vụ như nâng hoặc hạ hàng hóa, vận tài và di chuyển hàng hóa bằng xe nâng ra cảng.

Tiếp đó là đóng hàng vào container từ từ hàng hoá của nhiều chủ hàng khác nhau. Để thực hiện được nghiệp vụ này, các doanh nghiệp cần chi loại chi phí mà cảng yêu cầu. Và chi phí này được chọi là chi phí CFS.

Phí CFS là gì

Phí CFS được sử dụng để làm gì?

  • Trả phí dịch vụ gom hàng tại cảng xuất khẩu.
  • Phân tách và trả hàng lẻ cho người nhận (Consignee) tại nước nhập khẩu.
  • Lưu trữ hàng hóa trong kho CFS.

Phí CFS được xác định dựa trên những yếu tố nào?

  • Số lượng hàng hóa được vận chuyển. Hàng càng nhiều lượng phí CFS càng cao.
  • Mùa vụ – Vận chuyển hàng hóa trong các tháng 11, 12 cũng sẽ tác động đến phí CFS vì nhu cầu vận vận chuyển cũng tăng theo. Đây là khoảng thời gian mà hầu hết các doanh nghiệp đều bổ sung nguồn hàng để chuẩn bị cho các kỳ nghỉ lễ.

Bạn cũng nên lưu ý các ngày lễ của Trung Quốc thường diễn ra vào khoảng tháng Giêng và tháng Hai. Những tuần trước dịp này được coi là mùa cao điểm và do đó bạn phải trả phí CFS cao hơn do nhu cầu cao hơn.

Quy định của chính phủ – Phí CFS giữa các quốc gia sẽ khác nhau do các quy định của mỗi chính phủ không giống nhau.

  • Loại container vận chuyển – Một số sản phẩm như đồ dễ hư hỏng sẽ yêu cầu loại container đặc biệt và do đó điều này sẽ làm tăng phí CFS.
  • Loại hàng hóa được vận chuyển – Một số hàng hóa dễ hư hỏng và yêu cầu xử lý hàng đặc biệt. Do đó, việc sử dụng container lạnh cũng được áp dụng và tất cả những điều này sẽ khiến phí CFS cao hơn.

Mức thu phí CFS

Forwarder thường thu chủ hàng mức phí CFS là 15-18 USD/cbm, nhưng thực tế mức phí mà cảng thu forwarder là thấp hơn.

Bạn nên tránh sử dụng các forwarder có mức thu cao hơn mức này quá nhiều để có thể đảm bảo chi phí cho lô hàng.

Quy trình thu phí CFS như thế nào?

Phí CFS là chi phí được hải quan tại cảng thu cho các hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa từ cảng và kho CFS. Hàng hoá này bao gồm hàng lẻ, hàng nhập khẩu chưa được làm thủ tục và hàng xuất nhưng cần phải kiểm tra.

Quy trình thu phí sẽ diễn ra như sau:

  • Nhân viên tại cảng sẽ thu phí CFS sẽ thu trực tiếp từ forwarder
  • Các forwarder sẽ chịu trách nhiệm thu lại từ chủ hàng đã gửi hàng đi được xuất – nhập khẩu theo đúng loại chi phí CFS được quy định. Điều này sẽ phụ thuộc vào khối lượng hàng hoá. Bạn lưu ý nên tránh sử dụng những forwarder có mức thu cao để đảm bảo chi phí cho lô hàng không vượt quá quy định.

Giấy lưu hành tự do CFS

Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu CFS được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước để xuất khẩu. Sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước không nhất thiết phải được bán thực tế tại nước sản xuất mà chỉ cần được phép bán, lưu hành tại thị trường này là có thể được cấp CFS.

CFS thường do các cơ quan quản lý nhà nước là các Bộ quản lý chuyên ngành như Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cấp.

CFS có thể được gọi bằng một số tên khác như CPP, FSC hoặc một số loại tên gọi khác.

Giấy lưu hành tự do CFS

Vai trò của giấy chứng nhận CFS trong xuất nhập khẩu?

CFS được xem là một công cụ để nước nhập khẩu sản phẩm có thể kiểm tra mức độ chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào nước họ, cũng như tăng độ tin cậy, vì khi một sản phẩm có CFS thì tức sản phẩm đó đã thông qua những phương pháp đánh giá kiểm tra của cơ quan chuyên môn tại nước xuất khẩu và sản phẩm đó đã được cho phép sản xuất, buôn bán và tiêu dùng tại nước đó.

Ngược lại đối với doanh nghiệp xuất khẩu, khi đã xin được giấy chứng nhận CFS, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc lưu hành sản phẩm của mình tại nước bạn, không bị mất nhiều thời gian, cũng như những chi phí không đáng có khác.

Vai trò của CFS đối với hàng hóa xuất khẩu

Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đề nghị Bộ Công Thương và các Bộ quản lý chuyên ngành cấp CFS cho hàng hoá sản xuất tại Việt Nam sau đó xuất khẩu

. Lý do đề nghị cấp là một số nước nhập khẩu như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia, Iran, Ai Cập, Cu Ba và Ấn Độ, quy định những hàng hoá nêu trên muốn được lưu hành tại thị trường những nước này cần phải có CFS do nước xuất khẩu (Việt Nam) cấp.

Khi gặp yêu cầu nói trên, nếu không được cấp CFS, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ lỡ các cơ hội kinh doanh mặc dù hàng hoá có đầy đủ các điều kiện cạnh tranh khác như chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng và những yếu tố ưu đãi khác.

Vai trò của CFS đối với doanh nghiệp sản xuất

CFS tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thâm nhập vào các thị trường nhập khẩu có yêu cầu CFS, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hóa có yêu cầu CFS vào những thị trường này.

Trình tự các bước khi xin cấp giấy lưu hành tự do CFS

Các bước thực hiện xin giấy cấp lưu hành CFS như sau:

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân

Các bước đăng ký bao gồm:

  • Đăng ký mẫu chữ ý của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CFS và con dấu của thương nhân (theo mẫu quy định);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);
  • Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân (theo mẫu quy định);

Bước 2: Làm hồ sơ đề nghị cấp CFS

Làm hồ sơ đề nghị cấp CFS bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp CFS (theo mẫu quy định) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
  • Bản sao chứng thực của bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa, tài liệu đi kèm,…);
  • Các giấy tờ khác tùy thuộc vào yêu cầu đặc thù của cơ quan cấp CFS;

Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị cấp CFS

Thẩm quyền quản lý CFS sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu và cấp CFS sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu:

  • Bộ Y Tế
  • Bộ Công Thương
  • Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời hạn sử dụng tối đa của giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS là 2 năm kể từ ngày được cấp.

Trên đây là những Thông Tin Về Giấy Phép Lưu Hành Tự Do CFS Trong Xuất Nhập Khẩu mà ISO Logistics đã tổng hợp. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, các doanh nghiệp sẽ có thêm những lưu ý thiết thực trong việc công bố các sản phẩm cho doanh nghiệp mình.

10+ Công ty chuyển phát nhanh quốc tế giá tốt, uy tín tại Việt Nam

Công ty chuyển phát nhanh quốc tế nào hiện nay an toàn và có mức...

Gửi hàng đi Canada | Bảng giá cước vận chuyển siêu rẻ 2024

Gửi hàng đi Canada là dịch vụ chuyển phát quốc tế đang được ISO Logistics...

Dịch vụ gửi hàng đi Hàn Quốc | Bảng giá vận chuyển giá rẻ

Gửi hàng đi Hàn Quốc là một trong những dịch vụ chuyển phát quốc tế...

Bảng giá gửi hàng đi Mỹ tại TpHCM | Dịch vụ vận chuyển giá rẻ

Gửi hàng đi Mỹ là một trong những dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế...

Gửi hàng đi Trung Quốc | Dịch vụ vận chuyển hàng giá rẻ 2024

Gửi hàng đi Trung Quốc đang là dịch vụ vận chuyển quốc tế mà rất...

Dịch vụ gửi hàng đi Mỹ tại Cà Mau | Vận chuyển an toàn – giá rẻ

Gửi hàng đi Mỹ tại Cà Mau là giải pháp mà ISO Logistics đang triển...