Phí AMS là phí gì? Bản chất, quy trình, mục đích của phí AMS

AMS

Phí AMS là gì? AMS Fee hay phí AMS chắc hẳn là thuật ngữ quá quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt là những ai thường xuyên làm việc với thị trường Mỹ. Nắm rõ được bản chất và quy tắc các loại phụ phí phát sinh sẽ giúp bên mua và bên bán có được mức giá thương lượng hợp lí, tránh tổn thất ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hôm nay hãy cùng ISO Logistics tìm hiểu về loại phí này nhé!

Phí AMS là phí gì?

AMS là từ viết tắt của cụm từ Automated Manifest System. Đây thực chất là tên của một thủ tục hải quan mà cơ quan hải quan Mỹ yêu cầu hàng hóa khi xuất khẩu đến Mỹ và nhập khẩu vào Mỹ phải khai báo.

Tuy nhiên, để thực hiện được thủ tục này thì chủ hàng hoặc Forwarder bắt buộc phải thông qua hãng tàu để thực hiện. Theo đó, hãng tàu sẽ tiến hành khai báo AMS cho lô hàng và thu booking party từ Forwarder hoặc shipper (người gửi). Và khoản phí chi trả cho hãng tàu được gọi là phí AMS (AMS fee).

Như vậy có thể thấy, hãng tàu chính là bên đặt ra AMS fee và thu booking party – forwarder. Cụ thể, hãng tàu là bên có nghĩa vụ làm thủ tục khai báo cho lô hàng, còn bên xuất khẩu là bên bị thu phí. Nói theo cách dễ hiểu thì AMS fee chính là khoản phí dịch vụ cho việc khai báo AMS thay cho người xuất khẩu.

Với trường hợp hãng tàu thực hiện thủ tục khai AMS thì họ sẽ khai báo cho Master Bill of Lading. Ngược lại, nếu các Forwarder hay Booking Agent thực hiện thì họ sẽ khai báo AMS cho House Bill of Lading (áp dụng khi người xuất khẩu thuê các công ty Forwarder thực hiện).

Hiện nay, khi xuất khẩu hàng hóa sang một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, thuật ngữ phí AMS vẫn được sử dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là cách gọi chung. Thực tế, khi xuất khẩu hàng đi Trung Quốc, người xuất khẩu phải trả phí AFS, còn Nhật Bản là AFR. Về bản chất loại phí này giống với AMS nên thường được gọi chung là AMS cho dễ nhớ.

AMS

Bản chất của phí AMS

AMS là thủ tục hải quan được Mỹ đề ra vào năm 2003 sau sự kiện khủng bố ngày 11/09 tại đây. Theo đó, tất cả container chở hàng khi xuất khẩu vào Mỹ đều phải được báo trước, nhận biết sơ lược trước khi cập cảng.

Cụ thể, hàng hóa xuất khẩu đi Mỹ phải làm thủ tục AMS theo quy tắc 24 tiếng. Tức là, sau khi bên xuất khẩu đóng phí AMS cho hãng tàu hoặc Agent thì họ sẽ có trách nhiệm khai báo AMS cho lô hàng với cơ quan hải quan Mỹ. Thời hạn của việc khai báo không được trễ hơn 24 tiếng trước giờ tàu mẹ khởi hành.

Với những lô hàng bị nghi ngờ liên quan đến khủng bố hoặc người gửi, người nhận thuộc danh sách đen sẽ bị yêu cầu “không được load” trong vòng 24 giờ kể từ khi thực hiện thủ tục AMS trên hệ thống. Thông thường, tỷ lệ nhận về yêu cầu này thực tế chỉ dưới 1%.

Về cơ bản, việc thực hiện khai báo AMS cũng tương tự như khai báo ENS (hàng đi Châu Âu). Và khoản phí chi trả cho việc khai báo này cũng tương tự như vậy.

Quy trình đăng ký phí AMS và những lưu ý về khai báo AMS

Thủ tục đăng ký AMS được thực hiện theo những bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký khai báo AMS. Thời gian đăng ký khoảng 10 ngày làm việc hoặc phụ thuộc vào tiến độ duyệt hồ sơ của bên Hải Quan Mỹ.
  • Bước 2: Đăng ký, tạo tài khoản kê khai AMS với GOL. Thời gian sẽ là 2 ngày làm việc.

Những lưu ý về khai báo AMS

  • Bên khai AMS: Các bên có liên quan trực tiếp đến quá trình khai báo AMS bao gồm nhà vận chuyển thực tế (hãng tàu) và các NVOCCs (những bên vận chuyển không có tàu).
  • Thời hạn nộp AMS: Việc nộp AMS phải được thực hiện chậm nhất 48 tiếng trước khi tàu mẹ xuất phát từ cảng chuyển tải cuối cùng (48 tiếng trước khi hàng rời khỏi cảng đi nếu tàu không chuyển tải).
  • Các nội dung khai báo AMS: Hãng tàu phải điền đầy đủ các thông tin về hàng hóa, container và tàu mẹ (mother vessel)

Phí AMS được thu với mục đích gì?

Khi thực hiện xuất khẩu hàng đi Mỹ, nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao phải thực hiện khai báo AMS cho lô hàng? Trên thực tế, đây là yêu cầu bắt buộc từ phía Hải quan Mỹ.

Theo đó, Hải quan Mỹ yêu cầu Manifest (bản kê khai hải quan) phải có các thông tin là: tên hàng, số lượng, trọng lượng, người bán, người mua, cảng đi, cảng đến. Những thông tin Manifest này bắt buộc phải truyền đến cơ quan Hải quan Mỹ chậm nhất là 24 giờ trước khi tàu rời cảng.

Mục đích của việc khai báo AMS khi xuất hàng đi Mỹ là để phòng chống buôn lậu và khủng bố. Bởi, tại Mỹ vào ngày 11/09/2001 đã từng bị khủng bố. Do đó, nước này yêu cầu tăng cường siết chặt an ninh, đặc biệt với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài phải được kiểm tra chặt chẽ.

Khai AMS được áp dụng cho cả vận tải hàng hóa đường biển và đường hàng không. Theo đó, tất cả hàng hóa khi nhập khẩu vào Mỹ đều phải khai báo. Đối với những lô hàng khai báo chậm sẽ bị xử phạt. Còn đối với hàng hóa không khai báo AMS thì sẽ không được nhập khẩu vào Mỹ.

AMS

Mức thu phí AMS là bao nhiêu? Ai là người khai AMS?

Phí AMS là loại phí không thu theo số lượng, khối lượng của hàng hóa hay theo container vận chuyển. Theo đó, lô hàng dù vận chuyển nhiều hay ít, chuyên chở bằng 1 container hay bằng 100 container thì có chung 1 Bill of Lading thì mức thu vẫn chỉ là 30 – 40 USD.

Do đó, khi xuất khẩu, người gửi thường phải trả AMS fee ở mức là 30 – 40USD/lô hàng hay 30 – 40 USD/Bill.

Hiện nay, người thực hiện khai báo AMS đó chính là hãng tàu hoặc Forwarder/Booking Agent. Cụ thể, các hãng tàu sẽ làm thủ tục khai báo AMS cho Master Bill với trường hợp lô hàng có Master Bill. Còn các Forwarder hay Booking Agent sẽ khai báo AMS cho lô hàng có House Bill.

AMS

Quy định xử phạt khi khai báo AMS muộn

Trong trường hợp, lô hàng xuất khẩu sang Mỹ tiến hành khai báo AMS muộn hơn thời gian quy định hoặc khai báo trễ thì Hải quan Mỹ sẽ tiến hành phạt tiền trên mỗi lô hàng. Cụ thể, số tiền phạt mà Hải quan Mỹ yêu cầu bên thực hiện sai phải trả đó là 5000 USD/lô hàng.

Thông thường, phía Hải quan Mỹ sẽ không đưa ra yêu cầu xử phạt ngay. Việc xử phạt vi phạm sẽ được Hải quan thông báo sau vài tháng hoặc 1 năm tính từ ngày hàng onboard. Mức phạt sẽ được họ cộng dồn tất cả lô hàng đã khai trễ trong thời gian đó.

Việc Hải quan Mỹ thông báo xử phạt muộn sau vài tháng dù hàng đã giao xong xuôi khiến nhiều người rơi vào thế bị động. Tuy nhiên, họ vẫn phải đóng đủ tiền phạt vì nếu không nộp phạt thì bạn không thể xuất khẩu những lô hàng sau vào Mỹ.

Trên đây là những thông tin cần biết về Phí AMS. Với những phân tích về bản chất của phí AMS này, ISO Logistics hy vọng các bạn sẽ đưa ra lựa chọn hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Gửi hàng đi Canada | Bảng giá cước vận chuyển siêu rẻ 2024

Gửi hàng đi Canada là dịch vụ chuyển phát quốc tế đang được ISO Logistics...

Dịch vụ gửi hàng đi Hàn Quốc | Bảng giá vận chuyển giá rẻ

Gửi hàng đi Hàn Quốc là một trong những dịch vụ chuyển phát quốc tế...

Bảng giá gửi hàng đi Mỹ tại TpHCM | Dịch vụ vận chuyển giá rẻ

Gửi hàng đi Mỹ là một trong những dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế...

Gửi hàng đi Trung Quốc | Dịch vụ vận chuyển hàng giá rẻ 2024

Gửi hàng đi Trung Quốc đang là dịch vụ vận chuyển quốc tế mà rất...

Dịch vụ gửi hàng đi Mỹ tại Cà Mau | Vận chuyển an toàn – giá rẻ

Gửi hàng đi Mỹ tại Cà Mau là giải pháp mà ISO Logistics đang triển...

Gửi hàng đi Mỹ tại Sóc Trăng | Vận chuyển an toàn – Giá cực rẻ

Gửi hàng đi Mỹ tại Sóc Trăng hiện là một dịch vụ vận chuyển an...