Consignee trong xuất nhập khẩu là người nhận hàng. Khi hàng đến cảng đích, hãng vận chuyển sẽ giao hàng cho Consignee. Consignee có thể là người trực tiếp nhập khẩu hoặc được người nhập khẩu chỉ định. Consignee cũng có thể là công ty giao nhận vận chuyển. Hôm nay hãy cùng ISO Logistics tìm hiểu thêm về Consignee nhé!
Consignee là gì?
Consignee (thường được viết tắt là cnee) hiểu một cách đơn giản là người nhận hàng, nhưng thường cũng đồng thời cũng là buyer (người mua hàng) dựa theo thông tin trên vận đơn đích danh.
Theo đó, vận đơn đích danh là loại vận đơn ghi rõ thông tin của người nhận hàng như tên họ, địa chỉ.
Và người vận chuyển chỉ được giao hàng cho người được ghi thông tin trên vận đơn. Vận đơn đích danh sẽ không được phép chuyển nhượng cho người khác bằng cách thông thường mà phải tuân theo một số điều luật nhất định.
Đó là đối với vận đơn đích danh. Còn đối với vận đơn vô danh (vận đơn không ghi thông tin chính xác của người nhận hàng, ai cầm vận đơn này đều có thể nhận được hàng), thì consignee chỉ đơn giản có ý nghĩa là người nhận hàng, chứ không phải là người mua hàng.
Tóm lại, hiểu một cách ngắn gọn, khái niệm consignee thường được những người trong ngành dùng để chỉ người nhận hàng thực sự của một lô hàng nào đó.
Thông thường đối với hàng xuất lẻ, thì vai trò của người nhận hàng có ý nghĩa khá là quan trọng, nên các công ty forwarder sẽ hỏi khách hàng consignee là cá nhân hay là công ty.
Một số lưu ý quan trọng về consignee là gì?
Khi đã biết được consignee là gì, thì bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Vận đơn thông thường trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cần phải có các thông tin đầy đủ của consignee như Họ tên của consignee, số điện thoại của consignee là gì, địa chỉ, email, fax… Đó là vận đơn đích danh
- Còn đối với vận đơn order (vận đơn vô danh) thì bất kỳ ai cầm bill cũng có thể nhận được hàng vì vận đơn không ghi lệnh và cũng không ghi tên người nhận hàng cụ thể, có thể được chuyển nhượng bằng cách trao tay. Người mang theo vận đơn order sẽ được xem là một consignee nhận hàng.
- Đa số các vận đơn vận tải biển hiện nay thì consignee cũng chính là notify party. Còn notify party là gì, chúng tôi sẽ giải thích cụ thể trong phần dưới.
Phân tích mối quan hệ giữa Notify Party và Consignee là gì trên Bill of Lading
Trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, thì Notify Party chính là đơn vị được thông báo khi tàu cập cảng đích.
Khi nhận được thông báo này, thì người này sẽ báo cho người tới nhận hàng (consignee).
Lúc này, Notify party cũng có thể là consignee nếu họ đi nhận hàng luôn, hoặc cũng có thể không hẳn là consignee nếu họ chuyển việc nhận hàng sang cho một consignee khác.
Nhưng hiện nay thì thông thường trong các vận đơn đường biển, notify party cũng sẽ là consignee để tiết kiệm nhân sự cũng như để quá trình nhận hàng được nhanh chóng và gọn gàng hơn.
Căn cứ vào tính năng sở hữu hoặc tính chất chuyển nhượng mà mối liên hệ giữa Notify Party và consignee là gì sẽ cụ thể như sau:
Nếu Consignee là “To order hay to order of shipper”
- Nếu Consignee là “To order hay to order of shipper” còn Notify Party là Forwarder A, thì FWD (Forwarder) có thể nhận hàng tại địa điểm đến. Quá trình thông quan hàng hóa để nhập khẩu và giao hàng người được nhận hàng hoá cuối cùng sẽ được tiến hành sau khi vận đơn ký hậu được giao.
- Nếu Consignee là “To order hay to order of shipper” còn Notify Party là Company B, thì khi hàng chuẩn bị cập cảng đích, hãng tàu sẽ thông báo cho người nhận hàng cuối cùng.
Nếu Consignee là “To order of Bank …”
- Nếu Consignee là “To order of Bank C” còn Notify là Forwarder A, FWD sẽ có các quyền như nhận hàng, thông quan và giao hàng tới tận tay người nhận cuối cùng.
- Nếu Consignee là “To order of Bank C”, còn Notify là company B, thì người mua sẽ nhận được thông báo trước khi hàng tới, buộc người mua phải thanh toán cho ngân hàng của người nhận một khoản phí nhất định (đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán), và tiến hành lấy vận đơn ký hậu bản gốc mới lấy được hàng hoá.
Nếu Consignee là Company
- Nếu Consignee là Company B, Notify Party là Forwarder A, thì FWD nơi đến sẽ có quyền được nhận hàng hóa, thông quan nhập khẩu và giao hàng cho người nhận hàng cuối cùng.
- Nếu Consignee là Company B, Notify Party tương tự như Consignee, tức là sẽ không có thông tin cụ thể về bên nhận thông báo hàng. Cnee chỉ được thể hiện khi mục này ghi đầy đủ thông tin liên hệ của Cnee.
Nếu Consignee và Notify Party cùng là cá nhân
- Nếu Consignee và Notify Party cùng là cá nhân, thì consignee cũng có thể là shipper. Trong trường hợp hàng hóa là vật dụng của cá nhân, thì họ sẽ là người được nhận hàng cuối cùng.
- Nếu Consignee là cá nhân còn Notify Party là Forwarder A, thì FWD tại nơi đến có thể sẽ được ủy quyền tới nhận hàng, thông quan nhập khẩu & giao hàng thay cho người nhận.
- Nếu Consignee là cá nhân còn Notify Party tương tự như Consignee, tức là sẽ không có thông tin cụ thể về bên nhận thông báo hàng. Cnee chỉ được thể hiện khi mục này ghi đầy đủ thông tin liên hệ của Cnee.
Trên đây là những thông tin cần biết về Consignee. Với những phân tích về Consignee này, ISO Logistics hy vọng các chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra lựa chọn hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho mình.
UPC là gì? Đặc trưng và quy tắc khi tính mã UPC là gì?
UPC là từ viết tắt của Universal Product Code. Đây là một dạng mã vạch...
Th8
POS là gì? Các tiện ích khi sử dụng máy POS trong kinh doanh
POS là viết tắt của “Point of Sale” trong tiếng Anh, có nghĩa là “điểm...
Th8
HS Code là gì? Làm thế nào để tra được mã HS code xuất khẩu
Mã HS code là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định...
Th8
Hàng tồn kho là gì? Mục đích của quản lý hàng tồn kho là gì?
Hàng tồn kho là số lượng hàng hóa mà một doanh nghiệp đã sản xuất...
Th8
Bill of lading là gì? Vai trò, chức năng của Bill of lading
Thuật ngữ bill of lading là gì không phải ai cũng hiểu rõ. Đây là...
Th8
Seller là gì? Một số kĩ năng cần có của một Seller là gì?
Seller là người bán hàng hóa cho người tiêu dùng. Họ chịu trách nhiệm giới...
Th8