Operation là gì? Nhiệm vụ, yêu cầu của nhân viên Operation

Operation

Operation là gì? Trong doanh nghiệp, Operation được gọi là các hoạt động được tiến hành nhằm mục đích vận hành doanh nghiệp. Operation là bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về bộ phận này, bạn hãy cùng ISO Logistics tìm hiểu nhé!

Operation là gì?

Operation là một từ tiếng Anh, có nghĩa là Vận hành hoạt động. Khi được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh thì operation được hiểu là tên của một bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. Bộ phận này có nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ phận operation giữ vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi vì bộ phận này chính là nơi tạo ra các kế hoạch, chiến lược và những định hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.

Hơn nữa việc triển khai các hoạt động kinh doanh chính là nguồn thu, nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp. Không có hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển được.

Bộ phận operation có trách nhiệm quản lý các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, để đảm bảo doanh nghiệp luôn hoạt động hiệu quả nhất. Bất kể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại hay cung cấp dịch vụ thì việc quan tâm đến các hoạt động của doanh nghiệp là điều bắt buộc phải thực hiện. Còn những hoạt động đó cụ thể ra sao thì phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp.

Những công việc mà bộ phận operation thực hiện được xem là chìa khóa quan trọng trong việc điều hành các doanh nghiệp. Điều này đảm bảo doanh nghiệp luôn được duy trì và không ngừng phát triển.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể xác định và tối ưu hóa hiệu quả của các hoạt động bằng cách xem xét, đánh giá cách thức hoạt động của các quy trình hiện tại.

Operation

Các vị trí trong bộ phận Operation

Trong bộ phận Operation, có ba vị trí phổ biến là nhân viên vận hành (Operation executive), trưởng phòng vận hành (Operation manager) và Business Operation (người quản lý rủi ro). Tùy vào hoạt động, đặc điểm doanh nghiệp mà nhiệm vụ của những vị trí này cũng sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là ví dụ về công việc của các bộ phận hoạt động trong lĩnh vực logistics, xuất nhập khẩu:

  • Operation executive đảm nhận nhiệm vụ khai báo thủ tục hải quan, giám sát quy trình sắp xếp, dỡ hàng và đóng hàng ở kho; tiếp nhận chứng từ để bàn giao cho khách; báo cáo tình hình các giao dịch cho quản lý hoặc ban giám đốc.
  • Operation manager có nhiệm vụ quản lý tuyển dụng và đào tạo, xử lý chế độ lao động cho nhân viên; lên kế hoạch và giám sát, đánh giá năng lực nhân viên; đánh giá chiến lược kinh doanh; quản lý quy trình, xử lý hàng tồn kho và các vấn đề khác liên quan đến quá trình giao và nhận hàng; đảm bảo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh.
  • Business Operation có vai trò quản lý hoạt động kinh doanh, ủy quyền và giao việc hiệu quả cho nhân viên cấp dưới.

Nhiệm vụ của bộ phận Operation

Bộ phận Operation tác động rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên, nhiệm vụ của bộ phận này mang tính chuyên môn cao, bao gồm các hoạt động dưới đây.

Operation

Lên kế hoạch kinh doanh

Operation đảm nhận nhiệm vụ thiết lập kế hoạch hàng năm, kế hoạch kinh doanh trong ngắn, trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Các kế hoạch cần được xây dựng chi tiết, đầy đủ và phải nhắm đúng mục tiêu kinh doanh đã định trong từng thời kỳ.

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh

Bên cạnh hoạt động lập kế hoạch, bộ phận Operation cần đảm nhận nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch. Bộ phận này có nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả đạt được của kế hoạch đó.

Triển khai kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm và phát triển thị trường

Nhiệm vụ hết sức quan trọng mà Operation đảm nhiệm chính là tìm kiếm kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm và phát triển thị trường. Hoạt động này giúp đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng và phát triển quy mô.

Đào tạo nhân sự phòng Operation

Bộ phận Operation đảm nhận nhiệm vụ xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên thường kỳ của doanh nghiệp. Mục đích của việc này là gì nâng cao chất lượng nguồn lực của công ty để tạo tiền đề phát triển doanh nghiệp.

Bên cạnh những nhiệm vụ chính kể trên, đội ngũ vận hành còn phải thực hiện thêm những nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên. Nói chung, đầu việc mà bộ phận này đảm nhận tương đối nhiều so với các phòng ban khác trong doanh nghiệp. Để khắc phục điều này, doanh nghiệp thường sẽ tập trung trung nhân lực vào bộ phận vận hành để đảm bảo hiệu quả, chất lượng công việc luôn được tối ưu.

Những yêu cầu đối với nhân viên operation là gì?

Nếu bạn yêu thích công việc của một nhân viên Operation thì dưới đây là những kỹ năng, kiến thức mà bạn cần chuẩn bị.

Bằng cấp

Bằng cấp là điều đầu tiên doanh nghiệp xem xét khi bạn muốn trở thành nhân viên của bộ phận Operation. Tùy vào cấp bậc và nhu cầu tuyển dụng mà yêu cầu về bằng cấp cho vị trí này cũng khác nhau.

Đối với vị trí nhân viên, nhà tuyển dụng thường chỉ yêu cầu Bằng tốt nghiệp THPT. Nhưng đối với vị trí quản lý hoặc trưởng phòng, bạn cần phải có Bằng tốt nghiệp đại học ở các chuyên ngành có liên quan.

Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn

Đối với nhân viên vận hành, đa phần các nhà tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm. Trong quá trình làm việc, bạn sẽ được đào tạo kỹ năng vận hành đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên, nếu như bạn đã có sẵn hiểu biết cơ bản và kinh nghiệm vận hành thì bạn sẽ ghi điểm đối với nhà tuyển dụng tốt hơn.

Về vị trí quản lý, trưởng phòng, nhà tuyển dụng thường yêu cầu phải có kinh nghiệm làm việc từ 3 – 5 năm ở vị trí tương đương. Điều này cũng dễ hiểu bởi ở vị trí này, bạn không chỉ cần có chuyên môn vững mà còn cần kỹ năng quản lý, giải quyết vấn đề…

Operation

Các kỹ năng cần thiết

Các kỹ năng cần trang bị khi làm việc ở bộ phận Operation là gì? Bên cạnh kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, ứng viên cần tự trang bị cho mình các kỹ năng khác liên quan như:

  • Sự chỉn chu, tỉ mỉ trong từng công việc;
  • Kỹ năng giao tiếp, ứng xử và khả năng teamwork tốt;
  • Hiểu biết về máy móc và có kiến thức sơ lược về vận hành máy;
  • Khả năng chịu được áp lực công việc cao;
  • Có thể sắp xếp thời gian, công việc để làm thêm giờ.

Đối với vị trí trưởng phòng, quản lý, ngoài những kỹ năng kể trên, ứng viên cần trang bị thêm một vài kỹ năng khác:

  • Khả năng chịu được áp lực công việc lớn từ nhiều phía;
  • Khả năng lãnh đạo, quản lý và chỉ đạo nhân viên thực hiện nhiệm vụ được giao;
  • Kỹ năng quản lý tài chính, ngân sách, quản lý dòng tiền
  • Kỹ năng thiết lập kế hoạch công việc, điều phối và quản lý thời gian hiệu quả;
  • Kỹ năng cân đối và thiết lập quan hệ tốt đẹp với quản lý, đối tác và nhân viên.

Trên đây là những thông tin cần biết về Operation. Với những phân tích về Operation này, ISO Logistics hy vọng các bạn sẽ đưa ra lựa chọn hợp lý cho mình.

10+ Công ty chuyển phát nhanh quốc tế giá tốt, uy tín tại Việt Nam

Công ty chuyển phát nhanh quốc tế nào hiện nay an toàn và có mức...

Gửi hàng đi Canada | Bảng giá cước vận chuyển siêu rẻ 2024

Gửi hàng đi Canada là dịch vụ chuyển phát quốc tế đang được ISO Logistics...

Dịch vụ gửi hàng đi Hàn Quốc | Bảng giá vận chuyển giá rẻ

Gửi hàng đi Hàn Quốc là một trong những dịch vụ chuyển phát quốc tế...

Bảng giá gửi hàng đi Mỹ tại TpHCM | Dịch vụ vận chuyển giá rẻ

Gửi hàng đi Mỹ là một trong những dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế...

Gửi hàng đi Trung Quốc | Dịch vụ vận chuyển hàng giá rẻ 2024

Gửi hàng đi Trung Quốc đang là dịch vụ vận chuyển quốc tế mà rất...

Dịch vụ gửi hàng đi Mỹ tại Cà Mau | Vận chuyển an toàn – giá rẻ

Gửi hàng đi Mỹ tại Cà Mau là giải pháp mà ISO Logistics đang triển...