Để có thể xuất nhập khẩu được hàng hóa thì CO là một trong những giấy tờ không thể thiếu. Vậy CO là gì? Những gì cần biết về CO cùng ISO Logistics tìm hiểu nhé!
CO là gì?
Khác với CO, CQ là viết tắt của Certificate of Quality, đây chính là giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia sản xuất lô hàng.
C/O là chứng từ phổ biến trong xuất nhập khẩu hàng hóa, và là chứng từ quan trọng để xác định xuất xứ hàng hóa từ đó doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể được hưởng chính sách ưu đãi thuế nếu mặt hàng đó nằm trong danh mục hàng hóa được ưu đãi theo thỏa thuận thương mại giữa 2 quốc gia xuất – nhập khẩu.
Vậy CO có những đặc điểm gì, và làm cách nào để được cấp CO? Toàn bộ những nội dung cốt lõi nhất về CO sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.
CO do ai cấp?
Tại Việt Nam, hiện nay có 2 cơ quan có thẩm quyền sau được quyền cấp phát CO là:
- Bộ công thương, phòng xuất nhập khẩu: cấp phát các CO form A, D và các CO nào do sự thỏa thuận của các chính phủ.
- Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam – VCCI: Vietnam Chamber Of Commerce and Industry cấp phát các form còn lại hoặc do Bộ công thương ủy quyền cấp phát CO.
Ngày nay những loại CO gì phổ biến
Có khá nhiều loại chứng nhận CO khác nhau để có thể phù hợp với từng chế độ ưu đãi, từng đất nước. Các giấy chứng nhận hàng hóa phổ biến có thể kể đến như:
- CO form A: Đây là loại giấy chứng nhận mà các loại hàng hóa được xuất khẩu sang các nước cho phép Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP sẽ sử dụng.
- CO form D: Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa các loại hàng hóa sang các nước ASEAN thuộc diện được hưởng ưu đãi theo hiệp định CEPT.
- CO form E: Đây là một loại giấy được sử dụng để chứng nhận xuất xứ hàng hóa được sử dụng cho các ngành hàng được xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc các khu vực trong ASEAN, được hưởng ưu đãi thuế quan ưu đãi theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc.
- CO form S: Đây là một loại giấy chứng nhận được sử dụng cho các loại hàng hóa được xuất khẩu sang Lào thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào.
- CO form AK: Đối với những loại hàng hóa được xuất khẩu xuất khẩu sang Hàn Quốc, các nước trong khu vực ASEAN trong diện được hưởng ưu đãi về thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc.
- CO form GSTP: Đây là một loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được sử dụng chủ yếu với các loại hàng hóa được xuất khẩu tới Nhật Bản. Các nước trong ASEAN được hưởng ưu đãi thuế theo hiệp định ASEAN – Nhật Bản.
- CO form AJ: Đây là một mẫu chứng nhận xuất xứ với các loại hàng hóa được sử dụng phổ biến cho các loại hàng được xuất khẩu sang Nhật Bản. Một số nước trong ASEAN được hưởng ưu đãi theo hiệp định ASEAN – Nhật Bản.
- CO form B: Mẫu này được sử dụng cho các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo tất cả các nước được cấp theo hiệp định xuất xứ không ưu đãi theo CO form B.
- CO form IOC: Loại giấy chứng nhận hàng hóa này được cấp riêng cho sản phẩm cà phê được trồng và thu hoạch tại Việt Nam, có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam và được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới theo quy định thế giới.
- CO form Textile: Loại giấy chứng nhận này được cấp cho các loại hàng dệt may được xuất khẩu sang các nước EU thuộc hiệp định dệt may Việt Nam – EU.
- CO form Mexico: Đây cũng là một loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp cho ngành hàng dệt may, giày dép để xuất khẩu sang Mexico theo quy định.
- CO from Peru: Là mẫu chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho các loại giày dép được xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru.
Đặc điểm của CO
Xuất phát từ mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ nêu trên mà Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) có đặc điểm:
- C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể: tức là C/O chỉ được cấp cho hàng hoá tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu, khi đã có các thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng, thông tin về đóng gói hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp hàng, nơi dỡ hàng, thậm chí thông tin về phương tiện vận tải. Xét theo thông lệ quốc tế, C/O có thể được cấp trước hoặc sau ngày giao hàng (ngày xếp hàng lên tàu) nhưng việc cấp trước này vẫn phải phản ánh được lô hàng xuất khẩu cụ thể. Trường hợp cấp trước thường xảy ra khi lô hàng đang trong quá trình làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc đã làm thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu.
- C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một qui tắc xuất xứ cụ thể và Qui tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận: C/O chỉ có ý nghĩa khi được cấp theo một qui tắc xuất xứ cụ thể mà nước nhập khẩu chấp nhận. Qui tắc xuất xứ áp dụng có thể là các qui tắc xuất xứ của nước nhập khẩu hoặc của nước cấp C/O (nếu nước nhập khẩu không có yêu cầu nào khác). C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi đó. Để phản ánh C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì thông thường các C/O được qui định về tên hay loại mẫu cụ thể.
Vai trò của giấy chứng nhận chất lượng CQ
- Sau khi hiểu được CQ là gì trong xuất nhập khẩu, chúng ta sẽ cùng phân tích vai trò của chứng từ này nhé!
- CQ là căn cứ để chứng minh lô hàng có đủ tiêu chuấn đã công bố. Hiện nay đa số các cơ quan chứng nhận sản phẩm đều phải được công nhận dựa theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996.
- CQ sẽ giúp nhà sản xuất và nước nhập khẩu biết được chất lượng của lô hàng có thể hiện được các đặc tính kỹ thuật về thông số đã công bố hay không.Trong hồ sơ khai hải quan để thông quan hàng hoá, trừ một số mặt hàng bắt buộc phải có theo quy định thì những mặt hàng còn lại không nhất thiết phải có chứng từ này.
CO có nội dung gì?
Xuất phát từ mục đích, đặc điểm của C/O mà nội dung cơ bản của C/O phải thể hiện được các nội dung sau đây:
- Loại mẫu C/O: nhằm thể hiện C/O được cấp theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể tương ứng
- Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/ dỡ hàng, vận tải đơn…)
- Tiêu chí về hàng hoá (tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hoá, trọng lượng, số lượng, giá trị…)
- Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá (tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hoá)
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu. PHÂN LOẠI C/O.
Thông thường C/O được phân loại theo 2 cách sau đây:
- C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ cũng có thể là nước xuất khẩu.
- C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ. Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứLưu ý:
Về nguyên tắc, các nước chỉ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có xuất xứ của quốc gia mình. Tuy nhiên thực tiễn thương mại cho thấy hàng hóa không chỉ được xuất khẩu trực tiếp tới nước nhập khẩu cuối cùng (nơi tiêu thụ hàng hóa) mà có thể được xuất khẩu qua các nước trung gian.
Việc xuất hiện các nước trung gian có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể theo mạng lưới phân phối của nhà sản xuất, hoặc do hàng hóa được mua đi bán lại qua các nước trung gian,… Để tạo thuận lợi cho các họat động này, một số nước có qui định hàng nhập khẩu vào nước mình khi xuất khẩu có thể được cấp C/O giáp lưng trên cơ sở C/O gốc của nước xuất xứ.
Theo qui chế cấp C/O ưu đãi hiện hành của Việt nam: có một số C/O ưu đãi đặc biệt được cấp dưới dạng C/O giáp lưng. Khi gặp các C/O giáp lưng cấp theo qui tắc xuất xứ ưu đãi này, cần kiểm tra chặt chẽ về các điều kiện qui định về vận chuyển trực tiếp.
Những điểm lưu ý khi làm CO
Giấy chứng nhận CO dùng để làm gì?
Giấy CO là điều kiện cần để tiến hành xuất khẩu các mặt hàng ra nước ngoài. Bên cạnh đó, trong quá trình thông quan hàng hoá, CO còn có thể giúp bên mua hoặc bên bán được hưởng lợi ích, ưu đãi theo quy định mà các bên đã ký kết. Như vậy, có thể nói, mục đích của CO là:
- Là chứng từ quan tọng nhằm hoàn thành thủ tục để lô hàng được xuất khẩu đến các quốc gia khác.
- Từ nguồn gốc hàng hoá, bên mua hoặc bên bán sẽ được hưởng ưu đãi về thuế, những điều này đã được các bên kí kết trong hiệp định tự do thương mại trước đó (nếu có).
- CO được xem như tài liệu nhằm áp dụng luật trợ giá và chống phá giá. Nếu như có trường hợp chủ buôn cố tình phá giá một mặt hàng nào đó ở nước sở tại mà hàng lại được sản xuất ở nước khác, CO sẽ được
- đưa ra để làm căn cứ chống phá giá.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại. CO sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để việc thống kê thương mại diễn ra nhanh chóng, rõ ràng và minh bạch hơn.
- CO sẽ quyết định xem lô hàng đó có đủ điều kiện để nhập khẩu vào một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hay không.
Cơ sở pháp lý quy định về CQ và CO
- Về cơ sở pháp lý quy định về giấy chứng nhận CQ và CO, chúng ta sẽ có:
- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được ban hành ngày 29/6/2006.
- Nội dung Nghị định số 127/2007/NĐ-CP được ban hành chính phủ đã nói rõ về luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hàng hoá.
- Nghị định số 67/2009/NĐ-CP đã sửa đổi nghị định 127/2007/NĐ-CP về quy định xuất xứ hàng
Mẫu giấy chứng nhận CO – CQ
Mẫu giấy chứng nhận CQ
Mẫu giấy chứng nhận CO
Gửi hàng đi Canada | Bảng giá cước vận chuyển siêu rẻ 2024
Gửi hàng đi Canada là dịch vụ chuyển phát quốc tế đang được ISO Logistics...
Th8
Dịch vụ gửi hàng đi Hàn Quốc | Bảng giá vận chuyển giá rẻ
Gửi hàng đi Hàn Quốc là một trong những dịch vụ chuyển phát quốc tế...
Th7
Bảng giá gửi hàng đi Mỹ tại TpHCM | Dịch vụ vận chuyển giá rẻ
Gửi hàng đi Mỹ là một trong những dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế...
Th5
Gửi hàng đi Trung Quốc | Dịch vụ vận chuyển hàng giá rẻ 2024
Gửi hàng đi Trung Quốc đang là dịch vụ vận chuyển quốc tế mà rất...
Th4
Dịch vụ gửi hàng đi Mỹ tại Cà Mau | Vận chuyển an toàn – giá rẻ
Gửi hàng đi Mỹ tại Cà Mau là giải pháp mà ISO Logistics đang triển...
Th3
Gửi hàng đi Mỹ tại Sóc Trăng | Vận chuyển an toàn – Giá cực rẻ
Gửi hàng đi Mỹ tại Sóc Trăng hiện là một dịch vụ vận chuyển an...
Th3