FCL là gì? Quy trình khai thác hàng FCL trong xuất nhập khẩu

FCL là gì

Từ những năm 50 của thế kỷ trước, ngành vận tải đã tạo ra container, giúp cải thiện đáng kể thời gian đóng hàng và thời gian xếp dỡ. Ngày nay, container được chuẩn hóa và thống nhất kích thước của các loại container, tạo sự thuận lợi cho các bên vận chuyển hàng hóa bằng 2 hình thức phổ biến là FCL và LCL.

Vậy FCL là gì? Lợi ích khi vận chuyển hàng FCL là gì và quy trình làm hàng như thế nào.Trong khuôn khổ bài viết này, ISO Logistics cùng các bạn đi tìm hiểu về hình thức thứ nhất – FCL.

Hàng FCL là gì?

FCL là gì

Định nghĩa FCL là gì trong xuất nhập khẩu, dưới bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu và phân tích sâu. Thì FCL là Gửi hàng nguyên container (tiếng Anh: Full container load, viết tắt: FCL) có nghĩa người gửi hàng có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container.

Hình thức này được ưa chuộng trong việc vận chuyển quốc tế từ xưa đến nay. Thuật ngữ FCL đã được hình thành cách đây khá lâu và được sử dụng phổ biến cho đến tận ngày nay.

Các mặt hàng thường là đồng nhất (giống nhau) đủ đóng 1 container thì đây là phương án hiệu quả kinh tế nhất.

Khi áp dụng mô hình FCL, người xuất khẩu sẽ có nhiệm vụ đóng hàng hóa vào container và sau đó là giao container đóng hàng hoàn chỉnh này cho đơn vị vận chuyển.

Đơn vị vận chuyển sẽ mang container đã được đóng hoàn chỉnh đến với người nhập khẩu và người nhập khẩu sẽ có nhiệm vụ lấy hàng ra khỏi container mà không gây hư hỏng gì cho container để đơn vị vận chuyển sẽ mang nó trở về trả lại cho nhà xuất khẩu.

Container sau khi đã được sử dụng sẽ mang về tái chế để sử dụng cho lần vận chuyển tiếp theo.

Nguyên nhân hình thành FCL là gì?

Thuật ngữ FCL đã được hình thành cách đây khá lâu và được sử dụng phổ biến cho việc vận chuyển quốc tế ngày nay, vậy nguyên nhân từ đâu dẫn đến sự hình thành của thuật ngữ này?

Để có thể biết được nguyên nhân hình thành nên thuật ngữ FCL thì đầu tiên các bạn cần phải biết một khái niệm khác cũng quan trọng không kém trong ngành xuất nhập khẩu, đấy chính là LCL. Vậy LCL là gì? LCL được viết tắt từ cụm từ Less than container load, nghĩa là đóng hàng không đủ một container.

Hai thuật ngữ này gây ra khá nhiều tranh cãi trong quá trình vận chuyển vì chúng đều là mô hình vận chuyển hàng hóa có sử dụng container.

Ví dụ như khi bạn muốn vận chuyển một cái ô tô bằng Container thì hàng hóa lúc này sẽ được gọi là FCL hay LCL.

Vì như bạn biết đấy, ô tô nó có kích thước nhỏ hơn so với Container. Chính vì thế mà điều này đã gây ra nhiều bàn cãi.

Giải đáp cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ xem ngành xuất nhập khẩu quy định về hàng hóa FCL và LCL như thế nào nhé.

Trong thực tế mua bán quốc tế thì trường hợp của chiếc ô tô trên vẫn được coi là FCL. Vì hàng hóa trong trường hợp người xuất khẩu chỉ yêu cầu một kiện như chiếc ô tô, chưa chiếm trọn thể tích của container nhưng phải dùng riêng 1 container, không được đi chung với lô hàng khác thì vẫn được xem là hàng hóa FCL.

FCL là gì

Lợi ích của việc vận chuyển hàng FCL là gì

Đối với chủ hàng

Giúp tiết kiệm chi phí, dễ tính toán hơn khi lô hàng đủ lớn. Hãng vận tải không tính cước theo đơn vị tấn hay khối mà tính theo đơn vị 1 container, nên bạn có thể sử dụng 50% hay 100% sức chứa của cont thì cước vẫn không thay đổi.

Chất lượng hàng hóa khi được vận chuyển trong các container cũng sẽ đảm bảo tính an toàn cao hơn, không bị ảnh hưởng bởi hàng hóa của chủ hàng khác hay quá trình xếp dỡ trung gian giống như hình thức đóng chung cont

LCL (các bạn tìm hiểu thêm về loại hình này trong bài viết ở link đính kèm). Hàng hóa được đóng cont và kẹp 1 số chì duy nhất từ cảng xếp đến cảng dỡ.

Đối với người cung cấp dịch vụ vận tải

Việc sử dụng hàng FCL giúp giảm thiểu rủi ro và tranh chấp đến từ phía khách hàng.

Tiết kiệm thời gian bốc xếp, làm hàng tải cảng và các điểm giao nhận.

Dễ tính toán lợi nhuận hơi so với phương án bố trí LCL.

FCL là gì

So sánh giữa hàng nguyên container (FCL) và hàng lẻ (LCL)

Về chi phí Hàng FCL 

khi vận chuyển hàng FCL cần phải trả một khoản phí cố định cho việc sử dụng toàn bộ container thay vì trả cho số lượng không gian container sử dụng.

Thích hợp khi vận chuyển hàng hóa có số lượng lớn hoặc các loại mặt hàng cồng kềnh, kích thước lớn không thể dùng chung một container. Hàng LCL: tiết kiệm chi phí khi vận chuyển mặt hàng nhỏ lẻ không chiếm quá nhiều diện tích trong một container.

Về thời gian vận chuyển Hàng FCL

Tổng thời gian vận chuyển hàng FCL thường ngắn hơn LCL do hàng hóa chỉ cần được xếp lên hoặc dở khỏi container và vận chuyển chúng đến địa điểm cuối cùng.

Hàng LCL: vận chuyển hàng LCL thường mất nhiều thời gian hơn do các công ty dịch vụ logistics phải gom nhiều lô hàng, phân loại và đóng vào nhằm lấp đầy một container, sau đó mới sắp xếp vận chuyển hàng hóa từ cảng xếp hàng đến cảng đích.

Thêm vào đó, một mặt hàng trong cùng container được chọn để kiểm tra thực tế thì toàn bộ container sẽ bị hải quan tạm giữ khi vận chuyển hàng LCL.

FCL là gì

Về rủi ro đối với hàng hóa Hàng FCL là gì? 

Sau khi hàng hóa được nhà cung cấp xếp hoàn tất vào container, container đó sẽ được niêm phong và tiến hành vận chuyển, giúp giảm thiểu khả năng hư hỏng cho hàng hóa.

Hàng LCL: do có nhiều loại hàng hóa được đóng trong cùng một container duy nhất nên các lô hàng thường gặp rủi ro hư hỏng và mất mát cao hơn so với các lô hàng FCL.

Khi nói đến vận chuyển hàng lẻ, chủ hàng thường không có quyền lựa chọn container đặt hàng hóa của mình. Điều này có thể gây hại (nhiễm bẩn, rơi vãi, hư hỏng) cho hàng hóa khi hàng hóa đó được đóng gói cùng với các loại hàng hóa đặc biệt khác như chất lỏng, hàng hóa nặng hoặc hàng hóa có mùi đặc biệt,….

Ưu điểm và nhược điểm của hàng FCL và hàng LCL

Đối với hàng FCL Ưu điểm:

Thời gian vận chuyển nhanh hơn

Ít khả năng hư hỏng hơn

Lựa chọn hoàn hảo khi vận chuyển số lượng lớn hàng hóa hoặc các mặt hàng cồng kềnh, to lớn,…

Nhược điểm:

Chi phí hàng tồn kho cao hơn

Tốn nhiều chi phí khi hàng hóa nhỏ lẻ

Việc dỡ hàng phức tạp

Đối với hàng LCL Ưu điểm:

Lựa chọn hoàn hảo khi vận chuyển hàng hóa có tải trọng nhỏ.

Chi phí và quản lý hàng tồn kho ít hơn so với FCL.

Nhược điểm:

Khả năng hư hỏng cao hơn

Thời gian vận chuyển lâu hơn

Có thể phát sinh sự chậm trễ trong việc giao hàng

Tùy vào nhiều vào điều kiện và mục đích của nhà xuất nhập khẩu – bao gồm nguồn cung hàng hóa, quy mô vốn và lượng cầu của người nhận hàng, hoặc đặc điểm của các mặt hàng mà quyết định đến việc lựa chọn sử dụng giữa phương thức vận chuyển FCL và LCL đường biển.

Quy trình khai thác hàng FCLlà gì

Chủ hàng đóng hàng vào container kho riêng/bãi container. Container được niêm phong kẹp chì.

Chủ hàng/công ty giao nhận vận chuyển container đến CY cảng đi, giao cho người vận chuyển để chờ xếp lên tàu.

Người chuyên chở, bằng chi phí của mình, xếp container lên tàu vận chuyển đến cảng đến.

Tại cảng đến, người chuyên chở bằng chi phí của mình, dỡ container ra khỏi tàu, chuyển về CY.

Người chuyên chở giao container cho người nhận hàng/công ty giao nhận CY cảng đến.

FCL là gì

Trách nhiệm của các bên trong FCL là gì

Trách nhiệm của người thuê vận tải

Người thuê vận tải FCL cần có trách nhiệm:

Vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để đóng hàng;

Đóng hàng vào container (kể cả việc chất xếp hàng, chèn lót, và chằng buộc hàng trong container);

Đánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở;

Niêm phong kẹp chì, và làm thủ tục hải quan (với hàng hóa xuất khẩu). Lưu ý chỉ được dùng chì mà hãng vận tải cấp;

Vận chuyển và giao container cho hãng vận tải tại địa điểm mà hãng chỉ định;

Chịu các chi phí liên quan tới quy trình trên.

Ngoài ra, người thuê vận tải cũng có thể mang hàng đến địa điểm mà container của hãng đang nằm tại đó để đóng hàng. Cách này thì ít được sử dụng vì tốn kém chi phí hơn so với việc kéo vỏ cont về tận kho để đóng xếp hàng.

Trách nhiệm của hãng vận tải

Người chuyên chở sẽ phải có trách nhiệm như sau:

Phát hành vận đơn cho người thuê vận tải. Chứng từ này cực kỳ quan trọng, các bạn có thể tham khảo bài viết trước đây mà Vinalogs đã phân tích.

Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả việc chất xếp container lên tàu.

Tổ chức vận tải container hàng nguyên chì theo yêu cầu trước đó của người thuê.

Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.

Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ.

Chịu các trách nhiệm liên quan tới quy trình nói trên.

Trách nhiệm của người nhận hàng tại cảng đích

Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng

Đảm bảo nhận container nguyên chì từ hãng tàu.

Xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi container.

Vận chuyển container về kho bãi của mình, nhanh chóng rút hàng và hoàn trả container rỗng cho người chuyên chở (hoặc đơn vị cho thuê container)

Chịu mọi chi phí liên quan tới quy trình nói trên, kể cả chi phí chuyên chở container đi về bãi chứa container.

Trên bài viết này chúng tôi chia sẽ đến các bạn những thông tin xoay quanh FCL là gì? Quy trình khai thác hàng trong xuất nhập khẩu. Ngày nay hầu hết các loại hàng hóa đều có thể đóng container (phổ biến là 20ft và 40ft) nên cả người thuê vận tải và người cung cấp dịch vụ vận tải cần tính tính toán cụ thể để mang lại hiệu quả vận tải tối ưu nhất.
Vậy lô hàng của bạn thì sao? Liệu có phù hợp với phương án đóng hàng FCL hay không? Những thắc mắc này sẽ được ISO Logistics giải đáp và tư vấn miễn phí, nên hãy LIÊN HỆ ngay với chúng tôi bạn nhé.

10+ Công ty chuyển phát nhanh quốc tế giá tốt, uy tín tại Việt Nam

Công ty chuyển phát nhanh quốc tế nào hiện nay an toàn và có mức...

Gửi hàng đi Canada | Bảng giá cước vận chuyển siêu rẻ 2024

Gửi hàng đi Canada là dịch vụ chuyển phát quốc tế đang được ISO Logistics...

Dịch vụ gửi hàng đi Hàn Quốc | Bảng giá vận chuyển giá rẻ

Gửi hàng đi Hàn Quốc là một trong những dịch vụ chuyển phát quốc tế...

Bảng giá gửi hàng đi Mỹ tại TpHCM | Dịch vụ vận chuyển giá rẻ

Gửi hàng đi Mỹ là một trong những dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế...

Gửi hàng đi Trung Quốc | Dịch vụ vận chuyển hàng giá rẻ 2024

Gửi hàng đi Trung Quốc đang là dịch vụ vận chuyển quốc tế mà rất...

Dịch vụ gửi hàng đi Mỹ tại Cà Mau | Vận chuyển an toàn – giá rẻ

Gửi hàng đi Mỹ tại Cà Mau là giải pháp mà ISO Logistics đang triển...