FOB là gì? F.O.B trong xuất – nhập khẩu có ý nghĩa thế nào?

FOB là gì

FOB là gì? Tại sao đây là một điều khoản giao hàng trong Incoterm được áp dụng rộng rãi trong mua bán hàng hóa quốc tế.

Các hợp đồng kinh tế với điều khoản giao hàng FOB (Free On Board) sẽ thường được gọi tắt là hợp đồng FOB 

Vậy hãy cũng ISO Logistics tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung FOB qua bài viết sau đây nhé!

FOB là gì?

Để hiểu rõ bản chất vấn đề, trước hết, bạn cần biết về khái niệm Incoterms. Theo đó, Incoterms ( viết tắt của International Commerce Terms), đây là tập hợp các bộ quy tắc thương mại quốc tế về điều kiện giao hàng, có nội dung quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của các bên trong hợp đồng ngoại thương.

Tính tới thời điểm hiện tại, chúng ta có bản sửa đổi mới nhất và áp dụng đến hôm này chính là Incoterms 2010, nó bao gồm 11 điều khoản.

Trở lại câu hỏi chính, FOB là gì?

FOB thực chất là tên của một điều khoản giao hàng trong Incoterms. Tên đầy đủ của điều khoản này là Free On Board, nội dung điều khoản quy định rằng người bán hàng sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình ngay sau khi hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp.

Nếu như hàng hoá chưa được xếp lên tàu thì người bán vẫn chịu trách nhiệm về lô hàng. Còn trách nhiệm của người bán sẽ chuyển giao hoàn toàn cho người mua sau khi hàng đã được chuyển hết lên tàu.

Lan can tàu là địa điểm chuyển giao rủi ro.

FOB là gì

Giá FOB là gì?

Giá FOB là giá tại cửa khẩu bên nước của người bán. Giá FOB đã bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu. Lưu ý rằng, giá FOB không bao gồm chi phí bỏ ra để vận chuyển hàng bằng đường biển, cũng không bao gồm chi phí bảo hiểm đường biển.

Cách tính giá FOB xuất khẩu như sau:

Giá FOB = Giá hàng thành phẩm + chi phí nâng hạ container + chi phí kéo container nội địa + chi phí mở tờ khai hải quan + chi phí xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu khách hàng yêu cầu) + chi phí kẹp trì + chi phí hun trùng kiểm dịch.

Giá FOB là gì

Phân biệt FOB và CIF

Một vài thông tin về sự giống và khác nhau của FOB và CIF là:

Điểm giống nhau giữa CIF và FOB

Cả FOB và CIF đều là điều kiện thuộc Incoterm 2010, được khuyến cáo áp dụng cho hoạt động vận tải đường thủy nội bộ cũng như đường biển. Đây cũng là hai điều kiện được sử dụng thường xuyên và thông dụng nhất.

Về vấn đề trách nhiệm, cả FOB và CIF đều có vị trí chuyển đổi rủi ro ở lan can boong tàu (Cảng ĐI). Thêm vào đó, hai điều kiện cũng quy định Bên bán (Seller) sẽ thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu và Bên mua (buyer) sẽ chịu trách nhiệm cho thủ tục nhập khẩu.

Điểm khác biệt giữa CIF và FOB

Điểm khác nhau giữa CIF và FOB

Theo quy định của CIF, người bán phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng được vận chuyển – thông thường sẽ có giá trị hợp đồng bảo hiểm sẽ tương đương với 110% giá trị của đơn hàng.

Ngược lại với FOB, hợp đồng CIF sẽ yêu cầu người bán có trách nhiệm thuê tàu vận chuyển, người mua hoàn toàn không chịu trách nhiệm. Lan can boong tàu vẫn sẽ là vị trí chuyển đổi trách nhiệm giữa bên bán và bên mua, tuy nhiên trong CIF, trách nhiệm của cùng của người bán sẽ là ở Cảng ĐẾN – tức là cảng nơi dỡ hàng và bàn giao cho người mua.

FOB và CIF

Cách tính giá FOB tính như thế nào?

Như đã nói ở trên giá FOB (FOB price) là giá tại cửa khẩu nước xuất khẩu ( phí vận chuyển ra cảng + phí làm thủ tục xuất khẩu + thuế + phí phát sinh trước khi hàng hóa lên tàu).

Cách tính giá FOB cụ thể như sau:

Giá FOB = Giá hàng hóa thành phẩm + phí nâng hạ container + phí kéo container nội địa + phí mở tờ khai hải quan + phí xin giấy chứng nhận xuất xứ ( nếu yêu cầu) + phí kẹp trì + phí hun trùng kiểm dịch.

Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FOB (FREE ON BOARD)

Trách nhiệm của cả người mua và người bán (bên nhập khẩu và bên xuất khẩu) trong hợp đồng FOB đã được nêu rõ trong Incoterms. Cụ thể như sau:

Nghĩa vụ thanh toán

Người bán có trách nhiệm giao hàng lên tàu tại cảng và cung cấp đầy đủ hoá đơn thương mại hoặc các loại chứng từ điện tử tương đương. Đồng thời người bán cũng cần sẽ phải cung cấp vận đơn đường biển để làm chứng cứ giao hàng.

Người mua có trách nhiệm thanh toán bộ chi phí tiền hàng cho người bán đúng như đã cam kết trong hợp đồng giữa 2 bên.

Giấy phép và các thủ tục

Người bán sẽ có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu một cách chủ động. Đồng thời cung cấp giấy phép xuất khẩu để lô hàng đạt đủ yêu cầu xuất khẩu.

Người mua sẽ có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục hải quan như pháp luật quy định nhằm đảm bảo rằng lô hàng đủ yêu cầu nhập khẩu vào quốc gia người mua.

Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm

Người bán sẽ phải chịu chi phi cũng như rủi ro khi vận chuyển lô hàng từ kho nội địa đến cảng xếp. Các rủi ro này sẽ kết thúc và được chuyển giao cho người mua ngay sau khi hàng lên tàu.

Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán phí vận chuyển lô hàng từ cảng đi đến cảng cuối hàng đến theo quy định. Đó có thể là cảng dỡ hàng hoặc kho nội địa, tuỳ theo việc thoả thuận của 2 bên. Người mua không bị bắt buộc phải mua bảo hiểm.

Giao hàng

Lô hàng sẽ được người bán vận chuyển từ cảng xuất chỉ định. Lúc đó người bán sẽ phải chịu trách nhiệm trả phí cho việc đưa lô hàng lên tàu.

Đối với người mua, họ sẽ nhận hàng hóa thuộc quyền sở hữu của mình ngay sau khi hàng được bốc tại cảng đến.

Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FOB

Chuyển giao rủi ro

Toàn bộ chi phí được chuyển giao từ người bán sang người mua ngay sau khi hàng được đưa lên boong tàu.

Người mua nhận lại rủi ro khi hàng hóa được đưa qua lan can tàu. Rủi ro này sẽ bao gồm cả việc mất mát trong quá trình vận chuyển.

Cước phí

Người bán sẽ chịu chi phí cho đến khi hàng đã được đặt lên boong tàu. Chi phí đó đã bao gồm phí khai hải quan, thuế,…

Người mua sẽ phải chi trả cước vận chuyển cho lô hàng tính từ lúc hàng hóa được đặt lên boong tàu

Thông tin người mua

Người bán sẽ có trách nhiệm thông báo rằng hàng hóa đã được chuyển giao qua lan can tàu hoàn toàn.

Người mua sẽ có trách nhiệm thông báo hàng đã được chất lên tàu và cung cấp thông tin về tên tàu cũng như tên cảng chỉ định.

Bằng chứng giao hàng

Người bán sẽ có trách nhiệm cung cấp cho người mua các chứng từ vận tải giao hàng từ kho ra cảng để dùng làm bằng chứng giao hàng.

Người mua sẽ có trách nhiệm cung cấp bằng chứng vận chuyển hàng cho người bán, vận đơn là bằng chứng phổ biến nhất.

Kiểm tra – Đóng gói – Ký hiệu hàng hoá

Người bán sẽ có trách nhiệm chi trả toàn bộ phí cho việc kiểm tra cũng như quản lý chất lượng của lô hàng. Bên cạnh đó, người bạn cũng cần thông báo cho người mua nếu hàng hóa được đóng gói đặc biệt.

Người mua sẽ phải chịu mọi chi phí phát sinh trong trường hợp lô hàng bị hải quan nước xuất khẩu thực hiện kiểm tra.

Các trách nhiệm và nghĩa vụ khác

Phía người bán sẽ phải hỗ trợ cung cấp những thông tin và chứng từ cần có để đảm bảo cho việc vận chuyển và giao hàng tới điểm đích thành công.

Người mua sẽ có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí phát sinh để lấy được những chứng từ liên quan cần thiết.

Các thuật ngữ liên quan khác

  • FOB Shipping Point (FOB điểm giao hàng)
  • Địa điểm giao hàng quy định là trên lan can tàu. Như vậy, quyền sở hữu và trách nhiệm đối với lô hàng sẽ được người bán chuyển cho người mua sau khi lô hàng được xếp lên tàu.
  • FOB Destination (FOB điểm đến)
  • Trách nhiệm và quyền sở hữu sẽ được chuyển cho người mua khi lô hàng được giao tới điểm chỉ định đã được nếu rõ trong hợp đồng.
  • Trên đây là những thông tin liên quan đến FOB. Thông qua bài viết này, Fago Logistics muốn giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của FOB trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu cần được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan hãy liên hệ trực tiếp đến Fago Logistics, đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FOB

Một số câu hỏi về FOB

Doanh nghiệp nên nhập hàng theo FOB hay CIF?

Doanh nghiệp nên căn cứ vào kinh nghiệm xuất nhập khẩu của công ty để lựa chọn điều kiện nhập hàng hợp lý.

Với doanh nghiệp đã có kinh nghiệm nền tảng về xuất nhập khẩu hoặc có quy mô nhập hàng lớn FOB sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất.
Với hình thức FOB, doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm soát được cước vận chuyển, chi phí chuyển hàng vì việc đặt tàu là do doanh nghiệp tự chọn.

Nhờ vậy mà sẽ tối ưu được một khoản chi phí đáng kể. Đồng thời, dễ dàng nắm bắt các thông tin của lô hàng và kịp thời hỗ trợ khi có vấn đề phát sinh.

Với doanh nghiệp lần đầu tiên nhập hàng hoặc chưa có kinh nghiệm nhập hàng hay thu mua khối lượng nhỏ thì CIF là điều kiện phù hợp và được yêu thích hơn cả.

Tuy rằng việc nhập theo Giá CIF sẽ cao hơn giá FOB, do các chi phí đến từ người bán. Song doanh nghiệp sẽ không bị loay hoay hay mất thời gian tìm kiếm đơn vị tàu, đơn vị bảo hiểm và mọi trách nghiệp sẽ được bên cung cấp đảm nhiệm.

Doanh nghiệp bạn không cần phải mất thời gian tìm tàu và hãng bảo hiểm hàng, mọi trách nhiệm bên cung cấp sẽ lo.

Điểm khác biệt giữa CIF và FOB là gì?

Điểm khác biệt giữa CIF và FOB Tuy rằng đều là hình thức giao tại cảng xếp hàng xong CIFFOB vẫn có sự khác biệt nhất định về điều kiện giao hàng, bảo hiểm hàng hóa và trách nhiệm thuê tàu hàng. (Nội dung chi tiết như ảnh dưới đây)

Lý do khiến các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn xuất khẩu FOB là gì?

Việc lựa chọn xuất khẩu theo FOB giúp doanh nghiệp nhanh chóng bán được hàng, kết thúc hợp đồng vận tải và chấm dứt toàn bộ trách nghiệm về hàng hóa sau khi chúng được xếp hoàn tất lên tàu.

Phần lớn công ty Việt Nam xuất khẩu nguyên nhiên liệu, hàng linh kiện, sản phẩm thô, bán thành phẩm. Do đó giá trị gia tăng thấp cũng như nhu cầu xoay vòng vốn nhanh và mạnh.

Thêm đó là kinh nghiệm về hoạt động xuất khẩu hàng còn non nớt nên sẽ để nhà mua hàng chịu các trách nhiệm còn lại.

Nói cách khác, việc FOB được lựa chọn làm hình thức xuất khẩu phổ biến là do doanh nghiệp Việt Nam còn chưa đủ năng lực cạnh tranh để lựa chọn xuất khẩu theo hình thức khác.

Bảng giá gửi hàng đi Mỹ tại TpHCM | Dịch vụ vận chuyển giá rẻ

Gửi hàng đi Mỹ là một trong những dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế...

Gửi hàng đi Trung Quốc | Dịch vụ vận chuyển hàng giá rẻ 2024

Gửi hàng đi Trung Quốc đang là dịch vụ vận chuyển quốc tế mà rất...

Dịch vụ gửi hàng đi Mỹ tại Cà Mau | Vận chuyển an toàn – giá rẻ

Gửi hàng đi Mỹ tại Cà Mau là giải pháp mà ISO Logistics đang triển...

Gửi hàng đi Mỹ tại Sóc Trăng | Vận chuyển an toàn – Giá cực rẻ

Gửi hàng đi Mỹ tại Sóc Trăng hiện là một dịch vụ vận chuyển an...

Dịch vụ gửi hàng đi Mỹ tại Hậu Giang giá rẻ | An toàn – nhanh chóng

Gửi hàng đi Mỹ tại Hậu Giang là điều mà bạn đang tìm kiếm. Bạn...

Phiếu gửi hàng | Một số mẫu phiếu giao hàng thông dụng 2024

Phiếu gửi hàng không chỉ thể hiện “bộ mặt” của cửa hàng mà còn chứa...