Đơn hàng đã được thông quan là gì? Kiểm tra sau thông quan là gì? Quy trình kiểm tra sau thông quan như thế nào? Việc vận chuyển hàng hóa đi các nước trên thế giới cần đảm bao nhiều yếu tố
Vậy khi gửi hàng cần lưu ý gì? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết của ISO Logistics nhé!
✅ Đơn vị xét duyệt | ⭐ Hải quan |
✅ Tình trạng | ⭐ Đã vận chuyển |
✅ Thời gian nhận hàng | ⭐ 3 – 5 ngày |
✅ Áp dụng | ⭐ Xuất/nhập khẩu |
Thông quan là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật Hải quan 2014 thì thông quan được hiểu là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác
Đây là quá trình xét duyệt hồ sơ, kiểm tra hàng hóa trước khi hàng hóa được nhập khẩu vào một quốc gia hoặc xuất khẩu khỏi một quốc gia.
Sau khi mở tờ khai hải quan và được phân luồng tờ khai, nhà xuất/ nhập khẩu đóng thuế thì bước tiếp theo là thông quan hàng hóa
Đây là một bước không thể thiếu trong quá trình xuất nhập khẩu một lô hàng
Đơn hàng đã được thông quan là gì?
Đơn hàng đã được thông quan là đơn đã được cửa khẩu kiểm tra, đủ tiêu chuẩn, yêu cầu và được phép vận chuyển ra khỏi một quốc gia. Nếu tình trạng đơn hàng ghi chú “đơn hàng đã được thông quan” thì cũng có nghĩa là hàng hóa đó đang được vận chuyển vào quốc gia đó chứ không phải nằm ở cửa khẩu
Thông thường nếu tình trạng đơn hàng đã được thông quan thì bạn sẽ nhận được hàng sau khoảng 3 – 5 ngày làm việc
Hàng hóa được thông quan trong trường hợp nào?
Theo Điều 37 Luật Hải quan, Điều 34 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hàng hóa được thông quan trong các trường hợp sau đây:
- Hàng hóa được thông quan sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan khi được xác định:
- Được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn tại Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC, hoặc
- bThuộc diện phải nộp thuế trước khi thông quan mà chưa nộp, hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế phải nộp nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp.
- Thiếu một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đồng ý cho gia hạn thời gian nộp bản chính theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
- Hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành được thông quan khi hoàn thành nghĩa vụ về thuế theo quy định và có một trong các chứng từ dưới đây:
- Giấy thông báo miễn kiểm tra.
- Kết quả kiểm tra chuyên ngành đáp ứng yêu cầu quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
- Kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với lô hàng được phép nhập khẩu.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa nộp thuế, trong thời gian chờ làm thủ tục xét miễn, miễn thuế, không thu thuế được thông quan trong trường hợp sau:
- Hàng hóa phục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng, nộp đủ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Hàng hóa phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại nộp đủ các loại thuế có liên quan theo quy định của pháp luật đối với trường hợp thuộc đối tượng chịu thuế.
- Hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số tiền thuế chưa được thanh toán từ ngân sách nhà nước.
Kiểm tra sau thông quan là gì?
Kiểm tra sau thông quan là việc cơ quan hải quản rà soát và kiểm trại lại bộ hồ sơ hàng hóa đã được thông quan. Công việc này có thể tiến hành trong khoảng 2 tuần hoặc vài tháng sau khi thông quan. Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra một hoặc một số lô hàng trong khoảng thời gian đó.
Trong thời gian gần đây, hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan. Mục đích chính nhằm rà soát các thủ tục hàng hóa đã được kiểm tra nhằm tránh bỏ sót do quá trình đơn giản hóa thủ tục hải quan.
Việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở các cơ quan hải quan, trụ ở của người khai hải quan.
Trụ sở của ngươi khai hải quan gồm: Nơi lưu giữ hàng hóa, nơi sản xuất, chi nhánh, cửa hàng,…
Đặc biệt thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan
Đối tượng kiểm tra sau thông quan
Đối tượng của hoạt động kiểm tra sau thông quan này bao gồm:
- Các doanh nghiệp
- Công ty thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu
- Các đơn vị ủy thác xuất nhập khẩu
- Đại lý khai thuế hải quan
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh.
Việc sau khi xác định được đối tượng kiểm tra cụ thể, cơ quan hải quan sẽ thực hiện đề xuất kiểm tra và tiếp tục tiến hành thu thập, phân tích thông tin dữ liệu, chi tiết và toàn diện hơn về đối tượng đã được lựa chọn.
Một vài vấn đề mà cơ quan hải quan thực hiện để xuất kiểm tra như:
- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
- Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
- Thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với các trường hợp hồ sơ thuế, hải quan quá thời hạn kiểm tra sau thông quan và các trường hợp đã kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan nhưng phát hiện có thông tin mới hoặc vụ việc có tính chất phức tạp hoặc có dấu hiệu vi phạm khác
- Dấu hiệu vi phạm của người khai hải quan liên quan đến nhiều mặt hàng, nhiều lĩnh vực
- Người khai hải quan có số lượng tờ khai hải quan lớn, kim ngạch và trị giá cao
- Dấu hiệu vi phạm của người khai hải quan có số lượng tờ khai hải quan ngoài thời hạn 60 ngày lớn, phát sinh tại nhiều Chi cục Hải quan, nhiều Cục Hải quan.
- Dấu hiệu vi phạm nếu chỉ nhìn trên hồ sơ người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan theo quy định thì khả năng thực hiện kiểm tra tại Chi cục Hải quan chưa đủ cơ sở kết luận chính xác (ví dụ như: các dấu hiệu liên quan đến việc phân tích phân loại hàng hóa phải thực hiện giám định, các vấn đề phải xin ý kiến các đơn vị có liên quan).
Tại sao phải thực hiện kiểm tra sau thông quan
Với chủ trương đơn giản hóa thủ tục, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thông quan nhanh chóng. Tuy nhiên, làm nhanh thì không thể tránh xảy ra bỏ sót, nên hải quan tiến hành kiểm tra chặt chẽ khâu hậu kiểm.
Nghĩa là, khi hàng về cảng, có thể làm thủ tục nhanh chóng, chỉ cần dựa trên bộ chứng từ chụp, chủ yếu gồm: Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Vận đơn hãng tàu (B/L), Chứng nhận xuất xứ bản gốc (C/O, nếu có)… Trong quá trình làm thủ tục, hải quan có thể có nghi ngờ một vài nội dung nào đó trên tờ khai, nhưng chưa đủ cơ sở để bác bỏ về trị giá khai báo. Họ thông báo cho chủ hàng lựa chọn:
- Có thể làm tham vấn giá ngay, hoặc
- Lựa chọn phương án không tham vấn giá, mà để kiểm tra sau.
Thường thì chủ hàng thích chọn cách thứ 2 để giải phóng hàng cho nhanh, tránh lưu kho lưu bãi. Và do đó, việc hải quan sẽ kiểm tra lại hồ sơ lô hàng đó coi như đã biết ngay lúc đang làm thủ tục nhập khẩu.
Nhưng cũng nhiều trường hợp, phải đến sau khi thông quan, phòng nghiệp vụ của hải quan mới có thời gian để kiểm tra lại kỹ hồ sơ, và phát hiện ra điểm này điểm kia nghi ngờ và cần làm rõ. Chủ yếu là vấn đề giá trị hàng khai báo trên tờ khai. Trong những trường nêu trên, cơ quan hải quan ra quyết định kiểm tra lại bộ hồ sơ sau khi hàng đã thông quan.
Như vậy, kiểm tra sau thông quan là để đảm bảo số liệu trên tờ khai là hợp lý, hợp lệ, và chủ hàng không khai man để trốn thuế. Nếu phát hiện thấy sai phạm, thì sẽ xử phạt theo luật hiện hành và truy thu thuế nếu trước đây chủ hàng nộp thiếu. Có 2 trường hợp, kiểm tra tại doanh nghiệp, hoặc tại cơ quan hải quan (chi cục làm tờ khai).
Nhưng thường thì nếu không có gì đặc biệt, hải quan sẽ mời doanh nghiệp đến chi cục đã làm tờ khai để kiểm tra hồ sơ. Khi doanh nghiệp bạn rơi vào trường hợp đó thì cần chuẩn bị kỹ để đảm bảo thời gian làm việc được nhanh chóng, thuận lợi. Chi tiết quy trình kiểm tra sau thông quan đươc quy định tại Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/05/2015 của Tổng cục hải quan. Các bước thực hiện quy định tại Điều 9.
Quy trình kiểm tra sau thông quan
Dưới đây ISO Logistics sẽ giới thiệu cho các bạn các bước quy trình kiểm tra sau thông quan như sau:
- Bước 1: Thu thập, phân tích, nhận định thông tin.
- Bước 2: Đề xuất kiểm tra theo dấu hiệu, rủi ro
- Bước 3: Người có thẩm quyền quyết định
- Bước 4: Thực hiện kiểm tra
- Bước 5: Báo cáo kết quả kiểm tra
- Bước 6: Kết luận kiểm tra
- Bước 7: Quyết định xử lý kết quả kiểm tra
- Bước 8: Cập nhật phản hồi hệ thống và lưu trữ
Khi chuẩn bị kiểm tra sau thông quan thì doanh nghiệp cần làm gì?
Hiện nay khi kiểm tra sau thông quan thì sẽ có 2 trường hợp là: Kiểm tra tại doanh nghiệp và kiểm tra tại cơ quan hải quan
Nhưng thường thì nếu không có gì đặc biệt, hải quan sẽ mời doanh nghiệp đến chi cục đã làm tờ khai để kiểm tra hồ sơ. Khi doanh nghiệp bạn rơi vào trường hợp đó thì cần chuẩn bị kỹ để đảm bảo thời gian làm việc được nhanh chóng, thuận lợi.
Một số điều bạn cần lưu ý như sau:
- Đọc kỹ quyết định kiểm tra, trong đó có nêu rõ: thời gian, địa điểm, những tờ khai nào cần kiểm tra… Xem mục đích kiểm tra là gì: thường liên quan đến trị giá hải quan.
- Chuẩn bị hồ sơ: từng lô hàng thuộc diện phải kiểm tra, đã ghi rõ trên Quyết định. Hồ sơ cần chuẩn bị 2 bản: bản chính để kiểm tra và bản chụp để nộp. Việc chuẩn bị hồ sơ theo giấy tờ ghi trên quyết định, và những giấy tờ khác có liên quan, mục đích là để giải thích về giá hàng nhập là đúng, không khai man để trốn thuế. Điều này cũng tương tự như trường hợp phải Tham vấn giá hải quan. Bạn chuẩn bị giấy tờ càng đầy đủ, càng chuẩn chỉnh thì càng dễ làm việc với hải quan.
- Khi đến làm việc theo thời gian trong quyết định, bạn đem hồ sơ tới gặp cán bộ hải quan được phân công giải quyết hồ sơ. Buổi làm việc sẽ xoay quanh vấn đề giá khai báo, có thấp hơn thực tế không, có đủ tài liệu chứng minh không. Trường hợp bạn cung cấp đủ thì ngon rồi. Nhưng nếu không đủ, hoặc không chứng minh được, bạn sẽ bị hải quan áp thuế cao hơn, và tiến hành những biện pháp khác như: phạt hành chính, truy thu thuế. Trên thực tế, tôi thấy cũng khá nhiều trường hợp chủ hàng cố gắng dùng cách xử lý “linh hoạt” để tránh bị xử phạt.
Sau buổi làm việc, sẽ có thông báo về kết quả kiểm tra, và quyết định xử phạt (nếu bị phạt). Thường nếu công ty bạn nhập hàng chuẩn chỉnh, đầy đủ giấy tờ thì cũng chẳng có gì đáng ngại. Khi đó chỉ mất công đi lại một chút, tới gặp và xuất trình đầy đủ giấy tờ, làm việc mất 1-2 tiếng đồng hồ.
Do gần đây, việc kiểm tra sau khi hàng đã thông quan diễn ra tương đối phổ biến. Thế nên, nếu công ty bạn bị kiểm tra, thì cũng là điều bình thường. Hãy cứ chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cẩn thận, và làm việc như theo hướng dẫn là ổn thôi. Chúc bạn gặp thuận lợi khi làm thủ tục hải quan cũng như khi phải kiểm tra sau thông quan.
Trên đây là thông tin cơ bản về thông quan là gì? Đơn hàng đã được thông quan là gì? và kiểm tra sau thông quan mà ISO Logistics đã tổng hợp. Hy vọng qua bài viết bã đã hiểu rõ về nội dung này!
10+ Công ty chuyển phát nhanh quốc tế giá tốt, uy tín tại Việt Nam
Công ty chuyển phát nhanh quốc tế nào hiện nay an toàn và có mức...
Th9
Gửi hàng đi Canada | Bảng giá cước vận chuyển siêu rẻ 2024
Gửi hàng đi Canada là dịch vụ chuyển phát quốc tế đang được ISO Logistics...
Th8
Dịch vụ gửi hàng đi Hàn Quốc | Bảng giá vận chuyển giá rẻ
Gửi hàng đi Hàn Quốc là một trong những dịch vụ chuyển phát quốc tế...
Th7
Bảng giá gửi hàng đi Mỹ tại TpHCM | Dịch vụ vận chuyển giá rẻ
Gửi hàng đi Mỹ là một trong những dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế...
Th5
Gửi hàng đi Trung Quốc | Dịch vụ vận chuyển hàng giá rẻ 2024
Gửi hàng đi Trung Quốc đang là dịch vụ vận chuyển quốc tế mà rất...
Th4
Dịch vụ gửi hàng đi Mỹ tại Cà Mau | Vận chuyển an toàn – giá rẻ
Gửi hàng đi Mỹ tại Cà Mau là giải pháp mà ISO Logistics đang triển...
Th3