HS Code là gì? Cách tra cứu mã HS Code đơn giản hiện nay

Mã HS Code – Gửi hàng đi Quốc tế không thể thiếu

HS Code là gì? Việc tra mã HS code chính xác khi gửi hàng đi quốc tế hay không đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tính thuế xuất nhập khẩu của lô hàng và ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa.

Tuy nhiên, tra cứu mã HS Code là vấn đề rất khó khăn ngay cả với người có kinh nghiệm làm nghề

Ở bài viết dưới đây, bạn sẽ hiểu rõ về mã HS code  cách tra mã HS Code chính xác, hiệu quả

✅ Công dụng ⭐ Mô tả, phân loại hàng hóa
✅ Tổ chức áp dụng ⭐ Tổ chức hải quan thế giới (WCO)
✅ Lĩnh vực áp dụng ⭐ Xuất nhập khẩu
✅ Số mã HS áp dụng ⭐ 8 – 12 số tùy quốc gia

HS code là gì?

HS Code là từ viết tắt của Harmonized System Codes là hệ thống mã hàng hóa giúp mô tả, phân loại đúng chủng loại hàng hóa khác nhau.

Việc phân loại này sẽ giúp cho quá trình áp thuế, thống kê thương mại về hoạt động xuất và nhập khẩu chính xác hơn. Các mã này được áp dụng trên toàn thế giới theo tổ chức hải quan thế giới (WCO) đưa ra.

Ngoài ra HS Code còn được dịch sang tiếng Việt là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System).

Hiện nay Việt Nam áp dụng mã HS với hàng hóa là 8 số, một số nước trên thế giới có thể dùng mã HS với 10 hoặc 12 số.

Việc áp dụng chung một mã hàng hàng, thống nhất về thuật ngữ, quy trình thông quan sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Ngoài ra, nó còn giúp cho việc đàm phán thương mại diễn ra dễ hàng hơn

Hiện nay thì với trên 200 quốc gia đang sử dụng chung hệ thống mã HS Code này. Điều này khiến cho các chủng loại hàng hóa sẽ thống nhất giữa các quốc gia và khiến chúng không còn biên giới nữa

HS Code là gì

HS Code hoạt động thế nào?

Hiện nay mã HS Code sử dụng chung gồm 6 chữ số áp dụng cho quốc tế để phân loại cho quốc gia. Trong HS Code gồm 5.300 mục mô tả sản phẩm dưới dạng chương, nhóm, phân nhóm,…

Khi đó thì các sản phẩm cùng loại sẽ được phân cùng chương, nhóm, phân nhóm. Tuy nhiên trong thực tế thì có nhiều sản phẩm vẫn nảy sinh mẫu thuẫn khi phân chia.

Dù vậy không phải tất cả các quốc gia đều sử dụng chung HS Code cho một vài chủng loại sản phẩm. Vì vậy đối với một vài sản phẩm này sẽ gây ra sự phân hóa phực tạp hơn.

Do đó bạn cần hiểu rõ các quốc gia có sự khác biệt về mã HS Code cho hàng hóa để tránh rủi ro khi gửi hàng hóa tới quốc gia này

Các thông tin trong HS Code

Trong thực tế thì cấu tạo của HS Code bao gồm các bộ được chia từ lớn đến nhỏ

Cấu trúc cơ bản của HS Code là:

  • Phần
  • Chương
  • Nhóm
  • Phân phóm chính
  • Phân nhóm phụ

Chi tiết thông tin của từng phần nay như:

  • Phần: Trong mục này sẽ gồm 21 hoặc 22 phần khác nhau. Mỗi phần sẽ có thông tin giải thích khác nhau cho người dùng biết
  • Chương: Trong phần chương sẽ có 97 chương được dùng trong thược mại quốc tế bình thường. Còn lại chương 98 và 99 sẽ dùng riêng cho các quốc gia. Phần chương sẽ có chú giải riêng biệt, trong đo 2 ký tự đầu sẽ mô tả về loại hàng hóa
  • Nhóm: Sẽ có 2 ký tự để chia nhóm chung các sản phẩm với nhau.
  • Phân nhóm: Gồm 2 ký tự để chia theo thuộc tính sản phẩm
  • Phân nhóm phụ: Là 2 ký tự riêng quy định theo từng quốc gia. Nhóm này để phân chia độ cụ thể của sản phẩm cũng như thuê suất cho từng quốc gia.

mã hs code là gì

Vai trò của mã HS Code trong xuất nhập khẩu

Mã HS Code sẽ là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền (hải quan, cơ quan thuế, văn phòng thương mại) cấp phép xem sản phẩm hàng hóa đó được xuất nhập khâu hay không?

Ngoài ra nó còn có công dụng là xác định loại hàng, chủng loại hàng hóa để thuận tiện trong việc áp thuế, truy thu thuế chính xác hơn

Ngoài ra sử dụng mã HS Code sẽ có công dụng cơ bản khác như:

Đối với doanh nghiệp

Đố HS Code đảm bảo việc tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế của doanh nghiệp. Nếu phân loại sai, doanh nghiệp không tránh khỏi việc trì trệ trong khâu giao hàng, công tác giám định gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ bị xử phạt gây tốn kém chi phí. Ngược lại, nếu hàng hóa được phân loại một cách chính xác, doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích từ các FTA.

Đối với chính phủ

Đối với chính phủ, HS Code là công cụ xác định các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu để thực hiện thu thuế và các nghĩa vụ khác; thực thi luật pháp trong nước và các hiệp ước quốc tế; hỗ trợ cho việc phân tích các chiến lược vi mô và vĩ mô, đàm phán thương mại quốc tế.

Cách tra cứu HS Code

Việc tra cứu và áp dụng HS Code là điều cần thiết cho các doanh nghiệp làm xuất nhập khẩu. Vậy cách tra cứu HS Code như thế nào chính xác nhất thì ISO Logistics sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết như sau:

Cách 1: Thông qua những người có kinh nghiệm

Đây là phương pháp hỏi những người đi trước, người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics. Việc này bạn cần nhận được tư vấn từ đồng nghiệp, đối tác, công ty,… để có thể lựa chọn HS Code chính xác khi xuất nhập khảu hàng hóa.

Trong trường hợp bạn là cá nhân thì có thể nhận tư vấn từ các công ty Logistics và đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển phát quốc tế.

Cách 2: Tra cứu trên Website

Dưới đây ISO Logistics sẽ hướng dẫn 3 cách tra cứu mã HS Code trên 3 website chúng tôi thường sử dụng:

  • Thông qua Website caselaw: https://caselaw.vn/tra-cuu-ma-hs
  • Thông qua Website của Hải quan Việt Nam: https://customs.gov.vn/
  • Thông qua Website tra cứu HS Code quốc tế: https://www.exportgenius.in/hs-code

Cách 3: Thông qua biểu thuế xuất nhập khẩu

Cách này thì bạn sẽ tra cứu thông qua file biểu mẫu thuế. Bạn có thể sử dụng nhập nhưng từ khóa về sản phẩm, hàng hóa liên quan. Từ đó có thể tra cứu và tìm kiếm các mã HS Code phù hợp theo chủng loại, mô tả hàng hóa của bạn.

Ngoài ra, khi tra cứu theo phương pháp này bạn cần lưu ý tới các quy tắc để tra cứu mã HS Code để biét được các thông tin tìm thấy có chính xác không.

Dưới đây là 6 quy tắc khi tra cứu mã HS Code bạn cần lưu ý mà ISO Logistics đã tổng hợp như sau:

Quy tắc 1: Chú giải chương – tên định danh

Phần này sẽ giúp chúng ta định hình loại hàng hóa vận chuyển trong phần nào tại chương nào. Nó không có giá trị pháp lý trong quá trình phân loại hàng hóa của bạn. Bởi tên gọi của phần/chương sẽ không thể mô tả chi tiết toàn bộ sản phẩm trong nó. Vì vậy để hiểu rõ phải dựa vào chú giải và phân nhóm hàng hóa

Khi đó chủ giải của từng chương sẽ mang yếu tố quyết định để phân loại hàng hóa trong phần/chương đó. Điều này sẽ được thực hiện xuyên suốt trong tất cả quy tắc còn lại. Vì vậy khi tra cứu thì bạn phải kiểm tra kỹ chú giải của phần chương mà định áp mã sản phẩm vào đo.

Quy tắc 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện – hỗn hợp và hợp chất nguyên liệu

Phần quy tắc này thì ta cần phân tích 2 phần như sau:

Sản phẩm chưa hoàn thiện

Đối với những mặt hàng chưa hoàn thiện/hoàn chỉnh, chỉ thiếu một vài chi tiết nhưng nó vẫn mang đặc tính và công dụng như sản phẩm hoàn thiện thì sẽ được áp mã như sản phẩm đã hoàn thiện thông thường

Các mặt hàng đã hoàn thiện và có khả năng tháo rời để thuận tiện cho quá trình vận chuyển thì vẫn sẽ áp vào mã sản phẩm đã hoàn thiện.

Hỗn hợp – hợp chất các nguyên liệu

Quy tắc này có đặc thù là chỉ áp dụng với các sản phẩm là hỗn hợp của nguyên liệu/chất liệu. Hợp chất và hỗn hợp của chất cùng 1 nhóm thì sẽ nằm chung nhóm.

Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu thuộc các nhóm khác nhau thì sẽ áp vào nhóm theo chất có mật độ cao nhất

Quy tắc 3: Hàng hóa nằm ở nhiều nhóm khác nhau

Trường hợp 1: Nếu hàng hóa vận chuyển nằm ở nhiều nhóm thì mô tả sản phẩm ở nhóm nào cụ thể nhất sẽ được xếp ưu tiên vào nhóm đó

Trường hợp 2: Hàng hóa được cấu thành từ nhiều sản phẩm. Mỗi sản phẩm lại thuộc nhóm/chương khác nhau thì sẽ phân loại sản phẩm vào nhóm có đặc tính nổi bật nhất của hàng hóa đó

Trường hợp 3: Khi hàng hóa nằm ở nhiều nhóm khác nhau nhưng không áp được nhóm hàng hóa vào trong 2 trường hợp trên thì quy tắc là sẽ áp vào nhóm có thứ tự HS sau cùng. Khi đó mã HS Code của hàng hóa đó sẽ mang mã HS của sản phẩm có thứ tự sau cùng.

Quy tắc 4: Phân loại theo sản phẩm tương đồng

Việc áp mã HS Code vào các sản phẩm tương đồng là điều thường xảy ra. Khi đó ta càn so sánh hàng hóa đã được phân loại với hàng hóa được phân loại trước đó.

Từ đó có thể xác định độ giống, khác từ khác yếu tố như: mô tả, đặc điểm, tính chất,… sau đó hàng hóa sẽ được áp vào nhóm các mặt hàng có đặc điểm giống nó nhất

Quy tắc 5: Hộp đựng – Bao bì

Trường hợp 1: Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự. Với các loại bao hộp tương tự có hình dạng chuyên biệt để chứa/đựng hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định. Ngoài ra, các loại bao bì này có thể dùng trong thời gian dài – độ bền cao thì sẽ được phân loại cùng với các sản phẩm nó chứa đựng

Với nguyên tắc này thì những bao bì mang tính chất cơ bản thì sẽ không áp chung với hàng hóa nó chứa đựng

Thương hợp 2: Bao bì

Trường hợp 2 để quy định việc phân loại bao bì được sử dụng để đóng gói và chưa được hàng hóa và được nhập cùng với hàng (túi nilon, hộp carton,…). Với trường hợp bao bì kim loại có thể tái sử dụng thì không được áp dụng quy tắc này (vỏ bình ga,…)

Quy tắc 6: Giải thích phần loại – so sánh đúng

Việc phân loại hàng hóa vào phân nhóm của một nhóm cụ thể phải phù hợp với chủng loại, nội dung của từng phân nhóm, từng chủ giải và chủ giải liên quan đến chương. Lưu ý, khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác phải so sánh cùng cấp độ

Vậy mã HS code chỉ áp dụng cho hàng hóa hữu hình có đúng không?

Thực tế, với những hàng hóa vô hình cũng sẽ được áp mã HS code theo mã HS của vật chứa đựng chúng.

Ví dụ: 1 bộ phim được chứa đựng trong ổ cứng. Vậy mã HS code sẽ được xác định theo mã của ổ cứng.

Để tra mã HS code chúng ta dùng biểu thuế (trong đó bao gồm thông tin hàng hóa, mã hs code, thuế thông thường, thuế ưu đãi, thuế GTGT VAT, thuế của từng mặt hàng có form C/O tương ứng, thuế bảo hộ, thuế bảo vệ môi trường,..,)

 

Mã HS Code – Gửi hàng đi Quốc tế không thể thiếu

Gửi hàng đi Quốc tế không thể thiếu mã HS Code này các quý khách hàng nhé, các bạn hãy tra mã HS code này và ghi bên cạnh cột Item Name để ISO Logistics có thể biết được nhé.

Bắt đầu từ ngày 1/7/2021 quý khách hàng nhớ khai mã HS code theo quy định để hàng hóa được lưu thông tốt hơn nhé.

Trên đây là thông tin cơ bản về mã HS Code là gìISO Logistics đã tổng hợp. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin chi tiết khi gửi hàng đi quốc tế. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ theo hotline của chúng tôi để được giải đáp sớm nhất nhé!

Xem thêm dịch vụ ship hàng đi Mỹ tại: https://iso-logistics.vn/gui-hang-di-my/

Gửi hàng đi Châu Âu giá rẻ: Bảng cước vận chuyển hàng đi EU 2025

Gửi hàng đi châu Âu giá rẻ ở đâu? Địa chỉ nào ship hàng đi...

10+ Công ty chuyển phát nhanh quốc tế giá tốt, uy tín tại Việt Nam

Công ty chuyển phát nhanh quốc tế nào hiện nay an toàn và có mức...

Gửi hàng đi Canada | Bảng giá cước vận chuyển siêu rẻ 2025

Gửi hàng đi Canada là dịch vụ chuyển phát quốc tế đang được ISO Logistics...

Dịch vụ gửi hàng đi Hàn Quốc | Bảng giá vận chuyển giá rẻ

Gửi hàng đi Hàn Quốc là một trong những dịch vụ chuyển phát quốc tế...

Bảng giá gửi hàng đi Mỹ tại TpHCM | Dịch vụ vận chuyển giá rẻ

Gửi hàng đi Mỹ là một trong những dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế...

Gửi hàng đi Trung Quốc | Dịch vụ vận chuyển hàng giá rẻ 2025

Gửi hàng đi Trung Quốc đang là dịch vụ vận chuyển quốc tế mà rất...